Một khi sự hồi phục bắt đầu, liệu rằng các quốc gia thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ vội vàng áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu như một cách để chống lại tác động của các viện trợ từ Nhà nước đã làm méo mó thị trường ở các quốc gia nơi những hàng hóa đó được sản xuất.
Việc áp dụng thuế đối kháng hay còn gọi là thuế chống trợ cấp nhằm mục đích ngăn chặn sự tổn thương cho các nhà sản xuất trong nước khi đối mặt với các sản phẩm được trợ cấp bởi chính phủ nước ngoài.
“Chúng tôi kỳ vọng nhiều quốc gia sẽ dùng đến thuế đối kháng thường xuyên do có rất nhiều khoản trợ cấp được đưa ra trong giai đoạn đại dịch. Liên minh châu Âu có thể là một phong vũ biểu cho nhiều quốc gia khác nhìn vào và thực hiện tương tự trong các trường hợp trợ cấp và bán phá giá”, Edwin Vermulst, một chuyên gia thương mại và cộng sự tại hãng luật VVGB ở Brussels nói.
Triển vọng của thuế nhập khẩu mới trên toàn cầu trên toàn cầu là kết quả của sự trợ cấp khổng lồ của chính phủ cho các ngành công nghiệp có ý nghĩa không chỉ cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu mà còn về mối lo ngại ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Bên cạnh đó, còn do sự ảnh hưởng và thức đẩy bởi một thoả thuận chính trị giữa Mỹ, Trung Quốc, châu Âu và các quốc gia khác về trật tự thương mại toàn cầu.
Một cuộc chiến tranh thương mại kéo dài hơn 3 năm giữa Mỹ - Trung đã làm rung chuyển nền tảng của WTO và đưa châu Âu vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Nhiều bất đồng cơ bản đã xuất phát từ nhiều năm về sự trợ cấp của chính phủ Trung Quốc để xuất khẩu các ngành công nghiệp như thép với chi phí thấp.
EU đã hợp tác với Mỹ và Nhật Bản vào tháng 1 vừa qua để thúc đẩy các quy tắc ở WTO mạnh hơn nhằm chống lại sự trợ cấp từ chính phủ cho các doanh nghiệp Trung Quốc và xuất khẩu ra nước ngoài. Đây là một thông điệp chính trị cho Trung Quốc về những bất mãn về chiến lược trợ cấp cho các công ty Trung Quốc và xuất khẩu với mức giá rất thấp.