Nhà nước có vai trò điều tiết hoạt động kinh tế theo hướng có lợi nhất cho toàn xã hội. Đã là điều tiết thì chắc chắn phải có can thiệp vào nền kinh tế. Vấn đề là Nhà nước cần phải đề ra những chính sách hiệu quả. Dưới đây là suy nghĩ của tôi về 3 câu chuyện chính sách.
Thứ nhất, một trong những tranh luận nhiều nhất là làm sao ổn định được kinh tế vĩ mô. Mỗi chính sách đưa ra đều có những mặt tích cực và tiêu cực nhất định. Một chính sách hợp lý là phải có sự phân loại, đánh giá và nghiên cứu kỹ tác động cả hai mặt tới từng đối tượng. Tâm điểm của ổn định vĩ mô có thể nói là giải quyết tình trạng lạm phát cao hiện nay. Đó là điều mà cả người dân và DN đang quan tâm.
Lạm phát xảy ra khi có sự mất cân đối giữa hàng và tiền; khi tiền nhiều, hàng ít thì dễ dẫn tới tăng giá. Vậy muốn giải quyết tình trạng trên thì cần làm được hai điều là tăng cung và giảm cầu. Với các chính sách vĩ mô mang tính "cào bằng" như tăng lãi suất hoặc các biện pháp siết chặt tiền tệ nói chung, mà không có sự phân loại theo từng đối tượng, thì chưa chắc đã giải quyết được vấn đề lạm phát, vì khi đó sẽ giảm cả cung và cầu. Tiền tệ thắt chặt sẽ ảnh hưởng tới sản xuất, đầu tư và giảm cung hàng, đồng thời làm giảm cầu hàng hóa. Nếu cung hàng giảm mạnh hơn thì bài toán siết chặt tiền tệ không hiệu quả.
Do vậy, kiềm chế lạm phát không thể chỉ giảm tổng cầu và tăng lãi suất, mà cần có những biện pháp hỗ trợ và phát triển sản xuất. Để giảm tổng cầu, có thể giảm cầu ở khu vực chi tiêu công kém hiệu quả, giảm cầu đối với những hàng hóa xa xỉ và ít có tác dụng cho xã hội. Không thể giảm cầu tiêu dùng cơ bản của người dân và giảm cầu trong khu vực sản xuất để tạo ra những hàng hóa cơ bản, cần thiết cho xã hội. Ngược lại, tăng cung cũng phải biết tập trung vào tăng cung vào những hàng hóa nào. Bên cạnh đó là hạn chế cung những hàng hóa nào ra ngoài xã hội. Tóm lại, ổn định vĩ mô là một gói các giải pháp cần có sự phân loại cụ thể từng đối tượng.
Thứ hai, giá cả thị trường bất động sản đang ở mức cao (nhà, đất, căn hộ, văn phòng cho thuê). Một chính sách nhằm siết chặt thị trường bất động sản nói chung sẽ không đạt được mục đích giảm giá bất động sản nếu nó làm giảm cả đầu tư để tạo ra nhiều hàng hóa nhanh hơn là giảm cầu về bất động sản. Không thể gộp chung tất cả các thị trường bất động sản vào làm một, bất động sản có thể rất cao tại các khu vực trung tâm, nhưng lại rất rẻ tại khu vực vùng ven. Muốn cho bất động sản hạ nhiệt thì cũng phải tạo điều kiện cho các DN đầu tư và sản xuất ra nhiều hàng hóa hơn, rẻ hơn tại các khu vực vùng ven và giảm cầu tại khu vực trung tâm.
Thứ ba là vấn đề tăng trưởng tín dụng. Hàng năm, Việt
Tôi cho rằng, quản lý kinh tế vĩ mô cần tập trung vào hỗ trợ cho những hoạt động sản xuất hiệu quả và tiêu dùng hợp lý, hạn chế những khu vực kém hiệu quả và một chính sách quản lý vi mô cần biết phân loại, tránh "cào bằng".