Dòng nước sạch bắt đầu từ dòng tín dụng chính sách

Dòng nước sạch bắt đầu từ dòng tín dụng chính sách

Chính sách tín dụng xã hội: Để không ai bị bỏ lại phía sau!

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư đi vào cuộc sống đã tạo bước đột phá kết nối sức mạnh của cả hệ thống chính trị, làm tô đậm thêm tính nhân văn của chính sách tín dụng xã hội riêng có dành cho người nghèo của Đảng và Nhà nước.

Nguồn vốn tín dụng chính sách tăng trưởng vượt bậc

Ngày 22/11/2014, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Ngày 10/6/2021, Ban Bí thư ban hành Kết luận số 06-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW. Chỉ thị số 40-CT/TW đi vào cuộc sống, cùng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) hỗ trợ những đối tượng yếu thế vượt qua đói nghèo, thay đổi cuộc sống, để không ai trong số họ bị bỏ lại phía sau.

Kết quả nổi bật từ những hành động khẩn trương ngay sau khi có Chỉ thị số 40-CT/TW được chỉ rõ, là nguồn vốn tín dụng chính sách có sự tăng trưởng vượt bậc, tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, đến 30/4/2024, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt 373.101 tỷ đồng, tăng 235.745 tỷ đồng (gấp 2,72 lần) so với khi bắt đầu thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 10,4%.

Một trong những điểm nhấn là kết quả việc tiếp nhận nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương trong việc thực hiện chủ trương tập trung huy động nguồn lực để triển khai tín dụng chính sách xã hội. Kể từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, các địa phương trong cả nước đã chú trọng, quan tâm cân đối, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay. Đến 30/4/2024, nguồn vốn nhận ủy thác từ địa phương các cấp đạt 45.766 tỷ đồng, chiếm 12,3%/tổng nguồn vốn (trong đó, nguồn vốn nhận ủy thác cấp tỉnh 37.802 tỷ đồng, nguồn vốn nhận ủy thác cấp huyện 7.964 tỷ đồng), tăng 41.874 tỷ đồng so với trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW. Hiện nay, 100% đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện đã cân đối, ủy thác vốn ngân sách địa phương sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay. Sự tăng trưởng này là kết quả của những nỗ lực không mệt mỏi của hàng nghìn cán bộ NHCSXH, tạo sự chuyển biến từ tư duy nhận thức đến hành động, với nhiều cách làm sáng tạo của các địa phương với tín dụng chính sách xã hội.

Từ sự chuyển biến trong nhận thức về vai trò tín dụng chính sách xã hội, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội không chỉ phát huy vai trò chỉ đạo, giám sát của mình, mà còn nhập cuộc, chung tay làm tốt công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Đưa nguồn vốn đến các đối tượng chính sách

Tính đến ngày 30/4/2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 346.199 tỷ đồng, tăng 217.667 tỷ đồng so với cuối năm 2014, với hơn 6,6 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt khoảng 10%.

Tính đến ngày 30/4/2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 346.199 tỷ đồng, tăng 217.667 tỷ đồng so với cuối năm 2014, với hơn 6,6 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt khoảng 10%.

Tổng doanh số cho vay từ khi có Chỉ thị 40-CT/TW đến nay đạt 706.668 tỷ đồng, với hơn 20,6 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; tổng doanh số thu nợ đạt 488.488 tỷ đồng, bằng 69% doanh số cho vay. Trong tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội, dư nợ cho vay các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là đạt 123.590 tỷ đồng, chiếm 35,7%/tổng dư nợ, với hơn 2,2 triệu khách hàng còn dư nợ; dư nợ cho vay tại huyện nghèo là 33.546 tỷ đồng, chiếm 9,6% tổng dư nợ, với gần 556.000 hộ đang còn dư nợ; dư nợ đối với khách hàng là đồng bào dân tộc thiểu số là 85.857 tỷ đồng, chiếm 24,8%/tổng dư nợ với trên 1,6 triệu khách hàng còn dư nợ.

Đáng chú ý, với việc xây dựng, duy trì và thường xuyên củng cố, hoàn thiện phương thức quản lý tín dụng đặc thù, cách thức hoạt động nghiệp vụ sáng tạo phù hợp với hệ thống chính trị của Việt Nam; đáp ứng yêu cầu triển khai nhanh chóng, kịp thời chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Cụ thể, thứ nhất, triển khai phương thức cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh); thứ hai, tổ chức giao dịch tại các điểm giao dịch xã; thứ ba, phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội thành lập tổ tiết kiệm và vay vốn ở thôn, ấp, bản, làng.

Một trong những minh chứng rõ nét là, tính đến ngày 30/4/2024, bốn tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác đang phối hợp quản lý 99,4% dư nợ tín dụng với số dư 344.396 tỷ đồng. Trong đó, Hội Phụ nữ quản lý 130.967 tỷ đồng, chiếm 38,2%, Hội Nông dân quản lý 102.363 tỷ đồng, chiếm 29,7%, Hội Cựu chiến binh quản lý 59.994 tỷ đồng, chiếm 17,4%, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quản lý 51.071 tỷ đồng, chiếm 14,8%.

Kết quả thực hiện nhiệm vụ tại Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW thời gian qua tiếp tục khẳng định phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù thông qua hình thức phân công, phân cấp trách nhiệm trong việc xác định đối tượng thụ hưởng đủ điều kiện vay vốn. Đồng thời, thực hiện dân chủ, công khai trong cộng đồng dân cư bên cạnh kết hợp sự tham gia của bốn tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác...

Cơ cấu nguồn vốn đa dạng và không ngừng tăng trưởng đã thể hiện chủ trương, quan điểm về nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội do ngân sách trung ương cấp, NHCSXH huy động và nhận ủy thác từ ngân sách địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo phương châm “Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm”, “Trung ương và địa phương cùng làm”; đồng thời, thể hiện quyết tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, cấp ủy, chính quyền các địa phương và NHCSXH trong việc tập trung huy động nguồn lực tài chính nhằm thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội, đáp ứng kịp thời và ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Tin bài liên quan