Chính sách của Fed bắt đầu bằng khủng hoảng ngân hàng và liệu sẽ kết thúc bằng suy thoái?

Chính sách của Fed bắt đầu bằng khủng hoảng ngân hàng và liệu sẽ kết thúc bằng suy thoái?

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã phơi bày rõ qua đợt chao đảo vừa qua của ngành ngân hàng Mỹ. 

Bắt đầu bằng khủng hoảng ngân hàng

Tuần trước, trong bối cảnh ngân hàng mất khả năng thanh toán, các cơ quan chính phủ đã hành động để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng ngân hàng tiềm ẩn có thể xảy ra.

Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), Bộ Tài chính và Cục dự trữ liên bang (Fed) đã ban hành chính sách cho vay có kỳ hạn của ngân hàng với khoản vay dự phòng trị giá 25 tỷ USD để bảo vệ những người gửi tiền trước sự sụp đổ của Silicon Valley Bank.

Tiếp đó, 11 ngân hàng lớn nhất của Mỹ đã tuyên bố sẽ gửi 30 tỷ USD vào Ngân hàng First Republic để giải cứu. Các ngân hàng đã nhanh chóng khai thác chương trình này, thể hiện qua khoản vay tăng vọt 152 tỷ USD từ Fed. Đây là khoản vay lớn nhất trong một tuần kể từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính ngành ngân hàng.

Ngân hàng đầu tư UBS đã tham gia vào một cuộc thâu tóm Credit Suisse và Fed đã mở lại các chương trình hoán đổi USD để cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng nước ngoài.

Các ngân hàng Trung ương bao gồm: Ngân hàng Canada, Ngân hàng Anh, Ngân hàng Nhật Bản, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Cục Dự trữ Liên bang và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ cũng thông báo phối hợp nhằm tăng cường cung cấp thanh khoản thông qua việc hoán đổi thanh khoản bằng USD.

Thông cáo của Fed cho biết, các ngân hàng trung ương tham gia thỏa thuận sẽ tăng tần suất hoạt động hoán đổi USD kỳ hạn 7 ngày từ hàng tuần lên hàng ngày. Các ngân hàng trung ương khác cũng ra thông cáo với nội dung tương tự như vậy.

Fed cho biết, hoạt động hoán đổi hàng ngày sẽ bắt đầu ngay và sẽ tiếp tục cho tới ít nhất là cuối tháng 4 năm nay.

Fed thường cung cấp thanh khoản thông qua hợp đồng hoán đổi USD khi nguồn cung trên thị trường giảm. Các ngân hàng bên ngoài nước Mỹ thường có nghĩa vụ nợ phải trả bằng USD, trong thời kỳ hệ thống tài chính đang gặp nhiều khó khăn, việc tiếp cận USD trở nên khó khăn hơn, Fed và ngân hàng trung ương các nước sẽ thúc đẩy thanh khoản để hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại.

... kết thúc bằng suy thoái

Hậu quả rõ ràng của một cuộc khủng hoảng ngân hàng là việc thắt chặt tiêu chuẩn cho vay. Với mạch máu của nền kinh tế là tín dụng, tiêu dùng và doanh nghiệp, việc thắt chặt các tiêu chuẩn cho vay sẽ làm giảm dòng chảy kinh tế này.

Sự hạn chế thanh khoản cuối cùng dẫn đến một cuộc suy thoái kéo dài, nhiều doanh nghiệp dựa vào hạn mức tín dụng hoặc các phương tiện khác để thu hẹp khoảng cách giữa sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ và thu doanh thu. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các ngân hàng thắt chặt tiêu chuẩn cho vay đối với các khoản vay dành cho các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn.

Cuộc khủng hoảng ngân hàng hiện nay có thể là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên về tình hình kinh tế đang xấu đi. Hiện tại, thanh khoản đang được rút ra trên tất cả các hình thức tín dụng, từ thế chấp đến cho vay mua ô tô đến tín dụng tiêu dùng.

Lực cản kinh tế gia tăng khi người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, ảnh hưởng nhiều hơn đến các doanh nghiệp do nhu cầu giảm. Chu kỳ này lặp đi lặp lại cho đến khi nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Nhiều nhà đầu tư hy vọng, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ để chống lại rủi ro suy thoái sẽ giúp cổ phiếu tăng giá.

Tin bài liên quan