Quyết định này được đưa ra chỉ vài tuần sau khi RBS thông báo đã đồng ý nộp phạt 4,9 tỷ USD liên quan tới hành vi "dẫn dắt sai trái" các nhà đầu tư trong vụ mua bán các loại chứng khoán dựa vào những tài sản thế chấp rủi ro hồi năm 2008.
RBS đã được Chính phủ Anh cứu trợ trong thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
UK Government Investments, cơ quan đảm trách việc quản lý số cổ phần của Chính phủ nước Anh trong RBS, cho biết sẽ bán xấp xỉ 925 triệu cổ phiếu, tương đương 7,7% cổ phần.
Với mức giá khoảng 281 xu Anh/cổ phiếu, thì số cổ phiếu trên có giá trị 2,6 tỷ bảng. Như vậy, số cổ phần của Chính phủ Anh ở RBS sẽ giảm từ mức khoảng 70,1% xuống còn 62,4%.
Chính phủ Anh đã bán 5,4% cổ phần của RBS hồi năm 2015 với giá 330 xu Anh/cổ phiếu, thấp hơn nhiều mức 502 xu/cổ phiếu mà chính phủ nước này đã chi ra để mua chúng. Dù vậy, Chính phủ nước Anh cũng tỏ ý mong muốn tái tư nhân hóa ngân hàng này.
RBS là một trong những ngân hàng lớn cuối cùng đạt được thỏa thuận với giới chức Mỹ về vụ điều tra những hành vi tài chính sai trái đã dẫn đến cuộc khủng hoảng hồi năm 2008.
Phần lớn các ngân hàng của Mỹ đã nhất trí nộp các khoản phạt trị giá nhiều tỷ USD, trong đó Bank of America và JPMorgan là hai ngân hàng phải nộp các khoản phạt lớn nhất.
RBS đã được Chính phủ Anh cứu trợ trong thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
UK Government Investments, cơ quan đảm trách việc quản lý số cổ phần của Chính phủ nước Anh trong RBS, cho biết sẽ bán xấp xỉ 925 triệu cổ phiếu, tương đương 7,7% cổ phần.
Với mức giá khoảng 281 xu Anh/cổ phiếu, thì số cổ phiếu trên có giá trị 2,6 tỷ bảng. Như vậy, số cổ phần của Chính phủ Anh ở RBS sẽ giảm từ mức khoảng 70,1% xuống còn 62,4%.
Chính phủ Anh đã bán 5,4% cổ phần của RBS hồi năm 2015 với giá 330 xu Anh/cổ phiếu, thấp hơn nhiều mức 502 xu/cổ phiếu mà chính phủ nước này đã chi ra để mua chúng. Dù vậy, Chính phủ nước Anh cũng tỏ ý mong muốn tái tư nhân hóa ngân hàng này.
RBS là một trong những ngân hàng lớn cuối cùng đạt được thỏa thuận với giới chức Mỹ về vụ điều tra những hành vi tài chính sai trái đã dẫn đến cuộc khủng hoảng hồi năm 2008.
Phần lớn các ngân hàng của Mỹ đã nhất trí nộp các khoản phạt trị giá nhiều tỷ USD, trong đó Bank of America và JPMorgan là hai ngân hàng phải nộp các khoản phạt lớn nhất.