Với việc thực thi công ước quốc tế này, kể từ ngày 1/1/2017, các tổ chức tài chính tại Thụy Sĩ sẽ thu thập thông tin về khách hàng của họ sống ở nước ngoài và chuyển các thông tin này mỗi năm một lần tới Cục thuế Liên bang Thụy Sĩ. Cơ quan này sẽ gửi thông tin cho cơ quan thuế của các quốc gia mà Thụy Sĩ đã thỏa thuận trao đổi tự động thông tin.
Việc áp dụng "Công ước hỗ trợ hành chính đa phương trong các vấn đề thuế" có nghĩa là Thụy Sĩ sẽ tuân thủ các chuẩn mực quốc tế trong các vấn đề thuế. Hơn 100 quốc gia đã ký kết thỏa thuận này.
Thỏa thuận sẽ đảm bảo rằng những thông tin tài chính về các tài khoản ngân hàng được mở tại Thụy Sĩ của công dân một số nước khác sẽ được chia sẻ hàng năm. Thụy Sĩ sẽ bắt đầu thu thập dữ liệu từ năm 2017 và chia sẻ các dữ liệu này với các quốc gia được lựa chọn kể từ năm 2018. Các quốc gia này sẽ tiến hành trao đổi thông tin tương tự với Thụy Sĩ về tài sản của các công dân Thụy Sĩ.
Nhằm tránh mất đi vị thế của một trung tâm tài chính thế giới, Thụy Sĩ đã ký kết công ước này năm 2014. Đây là một sự thay đổi quan trọng đối với một quốc gia được coi như một thiên đường thuế.
Trước đây, Thụy Sĩ chỉ cung cấp thông tin ngân hàng theo yêu cầu của quốc gia mà Thụy Sĩ từng ký kết thỏa thuận nhằm tránh đánh thuế hai lần. Nhưng ngay cả trong những trường hợp này, hợp tác không phải lúc nào cũng được đảm bảo. Quốc gia muốn thu nhận được thông tin phải cung cấp bằng chứng về hành vi trốn thuế của các nhân vật liên quan.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một trở ngại. Thụy Sĩ từ chối hợp tác nếu bằng chứng về hành vi trốn thuế có được là dựa trên những thông tin "bị đánh cắp."
Từ nay trở đi, các quốc gia mà Thụy Sĩ đã ký kết thỏa thuận không còn cần phải yêu cầu cung cấp thông tin về tài khoản ngân hàng tại Thụy Sĩ của công dân nước đó. Các dữ liệu sẽ được truyền tự động mỗi năm một lần. Tuy nhiên, những dữ liệu này chỉ có thể được sử dụng để thu thuế và phải được bảo mật.
Các quốc gia hưởng lợi đầu tiên từ cam kết này là các nước châu Âu cũng như Australia, Nhật Bản, Canada và Hàn Quốc. Đối với các nước phía Nam như Ấn Độ, Brazil, Mexico, Argentina và Nam Phi, việc tiếp cận những thông tin tài chính bảo mật sẽ chỉ đến trong một năm sau đó.
Điều đó có nghĩa, các nước nghèo sẽ không được hưởng lợi từ cam kết minh bạch này. Họ không có đủ nguồn lực cần thiết để đáp ứng các điều kiện về trao đổi tự động các thông tin, như để thu thập và chia sẻ thông tin về tài sản của các công dân Thụy Sĩ sống trên đất nước họ và đảm bảo rằng các thông tin được Thụy Sĩ cung cấp chỉ được sử dụng cho các mục đích tính thuế và không được phép công khai.
Việc áp dụng "Công ước hỗ trợ hành chính đa phương trong các vấn đề thuế" có nghĩa là Thụy Sĩ sẽ tuân thủ các chuẩn mực quốc tế trong các vấn đề thuế. Hơn 100 quốc gia đã ký kết thỏa thuận này.
Thỏa thuận sẽ đảm bảo rằng những thông tin tài chính về các tài khoản ngân hàng được mở tại Thụy Sĩ của công dân một số nước khác sẽ được chia sẻ hàng năm. Thụy Sĩ sẽ bắt đầu thu thập dữ liệu từ năm 2017 và chia sẻ các dữ liệu này với các quốc gia được lựa chọn kể từ năm 2018. Các quốc gia này sẽ tiến hành trao đổi thông tin tương tự với Thụy Sĩ về tài sản của các công dân Thụy Sĩ.
Nhằm tránh mất đi vị thế của một trung tâm tài chính thế giới, Thụy Sĩ đã ký kết công ước này năm 2014. Đây là một sự thay đổi quan trọng đối với một quốc gia được coi như một thiên đường thuế.
Trước đây, Thụy Sĩ chỉ cung cấp thông tin ngân hàng theo yêu cầu của quốc gia mà Thụy Sĩ từng ký kết thỏa thuận nhằm tránh đánh thuế hai lần. Nhưng ngay cả trong những trường hợp này, hợp tác không phải lúc nào cũng được đảm bảo. Quốc gia muốn thu nhận được thông tin phải cung cấp bằng chứng về hành vi trốn thuế của các nhân vật liên quan.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một trở ngại. Thụy Sĩ từ chối hợp tác nếu bằng chứng về hành vi trốn thuế có được là dựa trên những thông tin "bị đánh cắp."
Từ nay trở đi, các quốc gia mà Thụy Sĩ đã ký kết thỏa thuận không còn cần phải yêu cầu cung cấp thông tin về tài khoản ngân hàng tại Thụy Sĩ của công dân nước đó. Các dữ liệu sẽ được truyền tự động mỗi năm một lần. Tuy nhiên, những dữ liệu này chỉ có thể được sử dụng để thu thuế và phải được bảo mật.
Các quốc gia hưởng lợi đầu tiên từ cam kết này là các nước châu Âu cũng như Australia, Nhật Bản, Canada và Hàn Quốc. Đối với các nước phía Nam như Ấn Độ, Brazil, Mexico, Argentina và Nam Phi, việc tiếp cận những thông tin tài chính bảo mật sẽ chỉ đến trong một năm sau đó.
Điều đó có nghĩa, các nước nghèo sẽ không được hưởng lợi từ cam kết minh bạch này. Họ không có đủ nguồn lực cần thiết để đáp ứng các điều kiện về trao đổi tự động các thông tin, như để thu thập và chia sẻ thông tin về tài sản của các công dân Thụy Sĩ sống trên đất nước họ và đảm bảo rằng các thông tin được Thụy Sĩ cung cấp chỉ được sử dụng cho các mục đích tính thuế và không được phép công khai.