Châu á - Thái Bình Dương đang là điểm sáng trong đầu tư bất động sản. Ảnh: Shutterstock.

Châu á - Thái Bình Dương đang là điểm sáng trong đầu tư bất động sản. Ảnh: Shutterstock.

Châu Á - Thái Bình Dương, khu vực duy nhất trên toàn cầu tăng trưởng trong hoạt động đầu tư bất động sản quý I/2024

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Báo cáo thị trường của JLL cho thấy, quý I/2024, khối lượng đầu tư bất động sản khu vực châu Á – Thái Bình Dương đạt tổng giá trị 30,5 tỷ USD, là khu vực duy nhất trên toàn cầu có tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng 13%.

Trong đó, Bắc Á dẫn đầu mức tăng trưởng của khu vực, đặc biệt Nhật Bản là thị trường hoạt động sôi động nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đạt mức đầu tư 11,5 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Nhật Bản, mặc dù người mua trong nước tập trung vào tài sản cốt lõi, nhưng vốn đầu tư nước ngoài vẫn lại hướng sự quan tâm vào các đầu tư mang tính cơ hội. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn quan tâm đến Nhật Bản, với các thương vụ mua lại quy mô lớn được thực hiện trong lĩnh vực văn phòng, kho bãi và công nghiệp, do điều kiện tài chính linh hoạt, biên lợi nhuận tích cực và đồng yên yếu.

Hàn Quốc thu hút 4,3 tỷ USD vốn đầu tư, tăng mạnh 73% so với cùng kỳ năm ngoái, với lĩnh vực văn phòng chiếm ưu thế về đầu tư nhờ vào các yếu tố ổn định, tỷ lệ còn trống thấp và nhu cầu thắt chặt chi tiêu tăng cao.

Singapore (2,2 tỷ USD) ghi nhận mức tăng trưởng đầu tư đạt 14% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ phân bổ vốn xoay quanh trục bất động sản bán lẻ, có triển vọng cho thuê tích cực và chênh lệch lợi suất.

Ông Stuart Crow, Giám đốc điều hành, Thị trường vốn, Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của JLL cho biết, quý I/2024 phản ánh sự quan tâm liên tục của các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội vốn hóa nền tảng kinh tế mạnh mẽ và cơ hội định giá hấp dẫn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trên các thị trường và các loại bất động sản. Mối quan tâm mới từ các nguồn trong nước và xuyên biên giới đang nhắm mục tiêu vào nhiều loại hồ sơ rủi ro khác nhau.

Xuyên suốt khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khối bất động sản văn phòng vẫn là lĩnh vực năng động nhất mặc dù khối lượng giao dịch giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương 12,6 tỷ USD). Lĩnh vực kho bãi, công nghiệp và bán lẻ đều đạt mức tăng trưởng khối lượng giao dịch lần lượt là 36% (7,8 tỷ USD) và 8% (5,7 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, các lĩnh vực xuyên biên giới như giao vận và công nghiệp, bán lẻ và đời sống chứng kiến mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái bất chấp tâm lý bất định về giá, nhờ đó tiếp tục khiến các hoạt động xuyên biên giới đạt hiệu quả khá khiêm tốn.

Đối với các nền kinh tế lớn khác trong khu vực, Úc (3,0 tỷ USD), Trung Quốc (5,6 tỷ USD) và Hong Kong (Trung Quốc: 0,7 tỷ USD) ghi nhận mức đầu tư giảm sút so với năm trước. Trong đó, Úc và Trung Quốc giảm 19%, còn Hong Kong (Trung Quốc) giảm mạnh trên 54%.

Bà Pamela Ambler, Trưởng Khối Thông tin và Chiến lược Nhà đầu tư, Thị trường vốn, Khu vực châu Á Thái Bình Dương của JLL cho hay, điểm bất định liên quan đến lãi suất vẫn ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư ở khu vực, tuy nhiên sự phục hồi một phần đã xảy ra vào năm 2024 khi các thị trường điều chỉnh lại kỳ vọng của mình. Yếu tố tâm lý tiếp tục bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế mạnh mẽ của Mỹ bất chấp mức lãi suất cơ bản cao hơn, có thể kéo theo lộ trình bắt đầu chu kỳ sụt giảm kéo dài.

Trong tương lai, dự kiến hoạt động đầu tư bổ sung sẽ được tiếp tục triển khai khi việc định giá lại đặt ra tiêu chuẩn mới cho khối thương mại và các nhà đầu tư điều chỉnh danh mục cũng như chiến lược đầu tư sao cho phù hợp với môi trường tỷ giá hối đoái hiện tại.

Tin bài liên quan