Châu Á đang lâm vào khủng hoảng nợ?

Châu Á đang lâm vào khủng hoảng nợ?

Trong số nhiều lý do châu Á (không tính Nhật) tai qua nạn khỏi trong cuộc đại suy thoái khá hơn nhiều phần khác của thế giới, một trong những lý do quan trọng hơn cả là vì châu Á chưa từng trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính, theo Micael Schuman của tờ Time.

Các nhà băng châu Á thường tránh sa vào chứng khoán dưới chuẩn (subprime) nhiễm độc mà một số định chế tài chính nổi tiếng nhất của Wall Street sở hữu hàng đống. Phần khác, nhà băng còn có thu nhập thực trong nghiệp vụ lõi của họ – cho vay để mở rộng công ty trong các nền kinh tế tăng trưởng cao tại bản xứ.

Châu Á đang lâm vào khủng hoảng nợ? ảnh 1 

Các nhân viên thị trường chứng khoán Tokyo tham dự một buổi lễ khai trương thị trường sau tết âm lịch hôm 22/2/2013, đang giới thiệu logo mới của tập đoàn chứng khoán Nhật từ sự sáp nhập của tập đoàn chứng khoán Tokyo và tập đoàn chứng khoán Osaka.

 

Các nhà băng cũng học được một bài học đầy thương đau từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 về những nguy hiểm trong việc cho vay rủi ro và nợ xấu, và trở nên bảo thủ hơn so với cách làm của họ thời trước đó.

Các quan chức chính phủ ở châu Á cũng lại có xu hướng tuân thủ theo cách làm cũ về chi tiêu công và vay tiền (cũng không kể Nhật), và họ, không giống như các đồng cấp bên châu Âu, có thể kích thích các nền kinh tế trong nước mà không cần cắt giảm khả năng thanh toán.

Tuy vậy, giờ đây, các nhà phân tích ở châu Á đang rung những hồi chuông báo động về nợ trong vùng đang tăng lên với một bước đáng lo lắng. Một nghiên cứu mới đây của HSBC lưu ý rằng, dựa trên tỷ lệ tín dụng ngân hàng/GDP vùng, “mức đòn bẩy tài chính giờ đây đã cao hơn số đỉnh trước khi xảy ra khủng hoảng châu Á năm 1997”. Cộng thêm việc phát hành trái phiếu chính phủ trong những năm gần đây, một chọn lựa tài chính không phổ thông vào những năm 1990, “tổng đòn bẩy thậm chí đã cao hơn mức đo truyền thống về vay nợ ngân hàng”, báo cáo giải thích. Tại một số nước, nợ đang tăng lên với một tỷ lệ nhiễu loạn. Theo dữ liệu từ Standard & Poor, vay nợ từ các định chế tài chính trong lĩnh vực công ty và bất động sản tính trên tỷ lệ GDP ở Hong Kong nhảy lên từ 143% vào năm 2005 đến 202% vào năm 2012. Ở Hàn Quốc, cũng tỷ lệ này từ 132% lên 166%; và ở Trung Quốc 112% lên 130%. Tỷ lệ của Việt Nam gần như gấp đôi từ 66% lên 113%. Các thủ phạm của số nợ này khác nhau ở mỗi nền kinh tế. Theo tờ Time, ở Việt Nam là các tập đoàn nhà nước. Ở Hàn Quốc, là từ nhà ở.

Nợ gia tăng trong một vài phương diện vì những lý do hợp lý. Cho vay và mượn nợ đã được khuyến khích bởi các lãi suất siêu thấp hầu như khắp nơi. Và các mức gia tăng nợ là bản chất vượt bậc của một sự giàu lên nhanh. Khi các nền kinh tế tiến lên, các lĩnh vực tài chính càng tiến nhanh hơn và nợ có xu hướng tăng.

Ngoài ra, có những nguyên nhân đáng quan tâm về điều gì đang xảy ra ở châu Á. HSBC lưu ý rằng các nền kinh tế châu Á đang cần nhiều nợ hơn để giữ vững được, một tín hiệu cho thấy châu Á không lành mạnh về kinh tế như là mức tăng trưởng GDP thể hiện. “Với mức tăng trưởng kinh tế vẫn lệ thuộc vào tín dụng cao, ngày càng phải tốn nhiều nợ để làm ra mỗi điểm phần trăm của tăng trưởng GDP”, báo cáo của HSBC khẳng định. Hơn nữa, các nhà phân tích lo ngại rằng nợ ở châu Á vẫn duy trì mức gia tăng do những điều kiện tiền vay dễ dàng đến mức khó tin trong tổng thể nền kinh tế toàn cầu. “Nợ có thể tăng lên nhiều hơn nữa”, giám đốc cao cấp của Standard & Poor, ông Tan Kim Eng ở Singapore nói. “Các định chế tài chính đang bị sức ép cho vay. Ở cấp độ vĩ mô bạn phải lo lắng về đòn bẩy tài chính đang cao lên”.

Tới nay, nợ châu Á không có vẻ đặc biệt nguy hiểm. Các mức nợ ở châu Á nói chung đang còn thấp hơn ở châu Âu. Nhưng nợ đang leo thang nhanh chóng sẽ làm cho các nền kinh tế dễ tổn thương trước các cú sốc và các cú trượt thình lình. Nếu mức tăng trưởng chậm lại trong vùng trong một giai đoạn, hoặc giả những điều kiện tiền tệ đang dễ dãi bị siết lại đáng kể, việc nợ tăng ở châu Á có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng. “Tôi chưa lo lắng, nhưng cảnh giác”, ông Tan nói. “Ở một số nước mức nợ đang tăng nhanh trong một giai đoạn ngắn”. Đó là điều mà ông Tan giải thích tình hình trong một báo cáo mới đây:

“Các mức nợ trong những nền kinh tế chủ chốt hiện nay đang cao hơn cách đây sáu đến bảy năm. Nếu cho rằng các nền kinh tế đó có tránh khỏi định luật về trọng lực để vẫn tiếp tục an toàn ở những mức độ nợ như thế, điều đó không có vẻ gì là khôn ngoan… Những điều kiện tiền tệ thường xuyên dễ dãi của thế giới hiện nay có thể là những rủi ro tài chính và kinh tế đang được khuếch đại. Và những điều kiện giúp cho tăng trưởng kinh tế mạnh trong vùng sẽ là vật cản ngại trong tương lai. Trong các tình huống như hiện nay, sự thiếu cảnh giác điều chỉnh có thể tạo nên sự mất ổn định về tài chính”.

Đã không có bà nội trợ ở Kansas hoặc viên chức Hy Lạp nào có thể nói với bạn về những ngày mà nợ đẻ ra quá nhiều trong một giai đoạn quá ngắn có thể gây hại cho các phương diện kinh tế tương lai. Châu Á đã gánh chịu các mức nợ do thực hành cho vay không cẩn trọng và mức nợ xấu trầm trọng trong quá khứ. Vì sự tốt đẹp của nền kinh tế toàn cầu, hãy hy vọng rằng các nhà băng, người tiêu dùng và các giám đốc công ty của vùng đã không quên điều đó.