Tính cấp thiết của kinh tế tuần hoàn
Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho biết, kinh tế tuyến tính đang gây ra áp lực về suy giảm tài nguyên. So với 50 năm trước, tiêu thụ tài nguyên thế giới đã tăng 190%, nhu cầu tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động kinh tế hiện nay gấp 1,7 lần khả năng đáp ứng của trái đất. Do đó, nếu không thay đổi phương thức sản xuất thì không tránh khỏi hậu quả cạn kiệt tài nguyên.
Chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn là việc làm cần thiết. Đây là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Văn Lợi, Viện trưởng Viện Khoa học Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, kinh tế tuần hoàn đã trở thành xu thế phát triển kinh tế tất yếu của quốc gia trên thế giới. Việc chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn là một cơ hội lớn để phát triển nhanh và bền vững, không chỉ đạt mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường mà còn giúp hạn chế biến đổi khí hậu.
Cùng quan điểm, ông David Riddle, Đại diện Công ty Tân Hiệp Phát cho rằng, kinh tế tuần hoàn là chìa khóa cho phát triển bền vững. Ngay cả các nền kinh tế có mức độ phát triển cao như Singapore cũng phải xem xét lại cách thức quốc gia có thể bảo vệ thành công môi trường, tài nguyên và đạt được tính tuần hoàn.
Ông David Riddle, Đại diện Công ty Tân Hiệp Phát cho rằng, kinh tế tuần hoàn là chìa khóa cho phát triển bền vững. |
Trên thế giới, nhiều tập đoàn lớn đã hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn từ rất sớm. Ông David Riddle đưa ra ví dụ nổi bật về Estee Lauder, một công ty gia đình được thành lập ở Hoa Kỳ vào năm 1946 và từ những năm 1970 đã chú trọng giảm thiểu bao bì đóng gói với cách tiếp cận đơn giản là không đóng gói bao bì cho người tiêu dùng trừ khi họ có lý do cụ thể.
Lợi ích cho doanh nghiệp và cộng đồng
Khi lựa chọn chuyển dịch từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Giáo sư Nguyễn Mại cho rằng, doanh nghiệp phải giải bài toán lợi ích, chấp nhận đi chậm hơn để tăng tốc trong tương lai vì đầu tư đổi mới công nghệ và đào tạo nhân lực trình độ cao sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, có thể ảnh hưởng đến sức tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu tiếp tục đi theo lối mòn của mô hình sản xuất hiện tại thì sẽ đối mặt với rủi ro lớn khi cạn kiệt tài nguyên.
Dây chuyền sản xuất trà xanh không độ nhà máy Hà Nam. |
Tại Việt Nam, điển hình trong ngành sản xuất nước giải khát là Công ty Tân Hiệp Phát với quá trình chuyển đổi, phát triển kinh tế tuần hoàn với mô hình 3R (Reducing waste - Giảm thiểu chất thải, Reusing- Tái sử dụng, Recycling - Tái chế) từ năm 2013 đến nay. Mô hình này vừa mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp vừa đóng góp chung vào sự phát triển của cộng đồng, hướng tới phát triển bền vững.
Cách đây 10 năm, Tân Hiệp Phát đã triển khai dự án làm nhẹ chai trong đó trọng lượng của mỗi chai giảm xuống gần 20%. Đồng thời nhờ đầu tư vào công nghệ Aseptic của Đức, Công ty có thể giảm hao hụt trong quá trình sản xuất, giảm lượng điện, nước sử dụng. Tính đến năm 2023, 78.000 tấn rác thải nhựa đã được loại bỏ.
Các biện pháp quan trọng khác trong mô hình 3R tại Tân Hiệp Phát cho đến nay bao gồm tái chế và tái sử dụng màng co và túi nhựa do công ty sản xuất làm túi đa năng để đựng phôi và nắp, loại bỏ việc sử dụng hộp các tông, thay thế chúng bằng màng co làm từ nhựa tái chế…
Năm 2021, Tân Hiệp Phát đã nỗ lực lắp đặt và đưa vào vận hành dây chuyền tái chế nhựa, mục tiêu là sản xuất hạt nhựa HDPE tái chế và pallet nhựa từ phế liệu nhựa.
Ông David Riddle cho rằng: "Kinh tế tuần hoàn là cần thiết và có ý nghĩa, đã đến lúc các doanh nghiệp phải tham gia thật sự. Chúng ta cần hành lang pháp lý mạnh mẽ, quy định trách nhiệm cụ thể với nhà sản xuất và nhà phân phối về thu hồi, phân loại và tái chế hoặc thanh toán chi phí quản lý chất thải cho các sản phẩm thải bỏ”.
Là doanh nghiệp luôn hoạt động dựa trên giá trị cốt lõi: “Có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội”, với Tân Hiệp Phát, việc theo đuổi mô hình kinh tế tuần hoàn thể hiện cam kết luôn đặt lợi ích chung cộng đồng lên hàng đầu, vì sự phồn vinh của xã hội.