“Nên phân rõ loại hình”
Ông Lê Chí Hiếu - Chủ tịch HĐQT Công ty Phát triển Nhà Thủ Đức
Do vậy, theo tôi, nếu thực hiện quy định này, thì cần phải có sự phân định rõ ràng từng loại hình kinh doanh, đầu tư vào lĩnh vực nào thì cần vốn tối thiều bao nhiêu, còn nếu chỉ có quy định cào bằng, cứ kinh doanh bất động sản mà không phân biệt loại hình phải có vốn tối thiểu 50 tỷ đồng là gây khó khăn cho doanh nghiệp và cả thị trường.
“Khó khả thi”
Ông Nguyễn Văn Đực - Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành
Tóm lại, theo tôi, với lĩnh vực kinh doanh bất động sản, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư dự án, doanh nghiệp phải có vốn lớn là cần thiết, nhưng làm thế nào để thực hiện, giám sát được là chuyện khác. Bởi nếu có quy định, nhưng không có giải pháp quản lý, doanh nghiệp vẫn có thể “lách” bằng cách này, cách khác. Thực tế gần đây cho thấy, có doanh nghiệp không có nổi vài tỷ đồng tiền mặt, nhưng vẫn đăng ký vốn điều lệ lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
“Sẽ hạn chế được tình trạng ‘tay không bắt giặc’”
Ông Nguyễn Tiến Dũng Phó tổng giám đốc CTCP Đầu tư dầu khí toàn cầu
Tôi cho rằng, quy định các tổ chức, cá nhân khi kinh doanh bất động sản bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã với số vốn pháp định tối thiểu 50 tỷ đồng theo dự thảo mới nhất về Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi được Bộ Xây dựng công bố mới đây là rất cần thiết.
Hiện nay, do việc hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này không cần vốn pháp định, nên nhiều doanh nghiệp được thành lập ồ ạt và hoạt động theo kiểu “tay không bắt giặc”, khiến thị trường diễn biến bất thường, không kiểm soát được. Các doanh nghiệp hoạt động không cần vốn này đã gây lũng đoạn thị trường và làm mất niềm tin của khách hàng, nên rất cần phải được thanh lọc để làm lành mạnh hóa thị trường càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, quy định này cần phải có những chế tài kèm theo rất cụ thể thì mới có thể thực hiện được. Việc xác nhận 1 doanh nghiệp hiện có bao nhiêu tiền trong tài khoản là không khó, nhưng doanh nghiệp cũng rất dễ tìm cách "lách" luật. Vì vậy, theo tôi, cần quy định rõ điều kiện phải có bao nhiêu phần trăm vốn đối ứng để thực hiện 1 dự án cụ thể nào đó thì người có trách nhiệm mới ra quyết định giao dự án cho doanh nghiệp đó thực hiện. Đặc biệt, lượng vốn này phải được ký gửi vào tài khoản ngân hàng và chỉ được chi cho mục đích triển khai dự án cụ thể đó. Có như vậy, việc quy định về vốn mới có ý nghĩa.
“Cần phải có những nghiên cứu cụ thể”
Ông Trần Kiên Cường - Tổng giám đốc Golden Gain Việt Nam (thuộc Tập đoàn Hòa Phát)
Tôi thấy Luật hiện hành đã quy định về vốn chủ sở hữu đối với dự án kinh doanh bất động sản rồi. Cụ thể, đối với dự án nhà, chủ đầu tư phải có tối thiểu 15% vốn chủ sở hữu. Vì vậy, việc quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải có vốn phát định 50 tỷ đồng, theo tôi, cần phải có những nghiên cứu cụ thể và phải có lộ trình. Bởi vì, ở Việt Nam, phần lớn doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp có quy mô lớn không nhiều.
Phải thừa nhận, hiện nay, có những doanh nghiệp vốn điều lệ 5 tỷ đồng vẫn đầu tư bất động sản. Số lượng doanh nghiệp này rất khó thống kê. Ngoài ra, có rất nhiều doanh nghiệp khác có vốn 5 tỷ đồng cũng đăng ký kinh doanh bất động sản, mặc dù trên thực tế, họ không hoạt động trong lĩnh vực này.
“Cần thiết, nhưng thực hiện phải có lộ trình”
Ông Nguyễn Thế Điệp - Chủ tịch HĐQT CTCP Reenco Sông Hồng
Vấn đề phải đặt ra hiện nay, theo tôi là việc thực hiện quy định phải có lộ trình và có giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp. Nếu không, tôi cho rằng, doanh nghiệp chắc chắn sẽ đấu tranh quyết liệt, gây khó cho việc đưa luật vào cuộc sống.
Mặt khác, nếu không có lộ trình và giải pháp tháo gỡ phù hợp, thị trường chắc chắn sẽ bị xáo trộn, méo mó.