Tầm ảnh hưởng của châu Á và Thái Bình Dương đang gia tăng trong thương mại và đầu tư toàn cầu. Nguồn: Reuters

Tầm ảnh hưởng của châu Á và Thái Bình Dương đang gia tăng trong thương mại và đầu tư toàn cầu. Nguồn: Reuters

CEO trên toàn cầu đang phải đối mặt với hai thách thức lớn

0:00 / 0:00
0:00
CEO trên toàn cầu lạc quan về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2021, nhưng họ sẽ phải đối mặt với 2 thách thức lớn nhất từ trước tới nay.

Một năm trôi qua kể từ thời điểm Covid-19 được tuyên bố là đại dịch, các CEO toàn cầu đang bày tỏ mức độ lạc quan kỷ lục về phục hồi kinh tế toàn cầu.

Đây là một trong những kết quả chính của cuộc khảo sát Lãnh đạo Doanh nghiệp Toàn cầu lần thứ 24 với hơn 5000 CEO đến từ 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong thời gian từ tháng 1 đến tháng hai vừa qua.

Với 76% lãnh đạo doanh nghiệp dự đoán tăng trưởng kinh tế sẽ cải thiện trong năm 2021, tỷ lệ này đã tăng đáng kể so với 22% vào năm 2020 và 42% trong năm 2019, và là mức độ lạc quan cao nhất ghi nhận được kể từ khi câu hỏi này được được đưa vào khảo sát từ năm 2012.

Khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu ghi nhận tỷ lệ cao nhất các CEO lạc quan về tăng trưởng toàn cầu, với lần lượt 86% và 76%. Tỷ lệ này đối với các CEO khu vực Châu Á Thái Bình Dương là 73%.

Báo cáo cho biết, trong một năm biến động vừa qua, các CEO đã phải nhìn nhận, thiết lập lại hoạt động cũng như phương thức vận hành của doanh nghiệp, đồng thời giải quyết trăn trở về bảng cân đối kế toán, hỗ trợ các nhân viên vượt qua tình cảnh khó khăn.

Các CEO hiện nay đang phải đối mặt với hai thách thức cơ bản. Thứ nhất, khi kỳ vọng ngày một gia tăng, doanh nghiệp làm sao để xây dựng niềm tin với các bên liên quan. Thứ hai, làm sao để doanh nghiệp thích ứng, mang lại kết quả bền vững trong điều kiện môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng.

Khi giải quyết được những vấn đề này, các doanh nghiệp vượt qua đại dịch sẽ trở nên mạnh mẽ, có khả năng thích ứng và hiệu quả cao, tăng cường sức chống chịu trước những cú sốc trong tương lai.

Đáng chú ý trong cuộc khảo sát này, tỷ lệ các lãnh đạo doanh nghiệp bày tỏ lo ngại về biến đổi khí hậu đã tăng từ 24% (năm 2020) lên 30% vào năm 2021.

39% các CEO được khảo sát tin rằng doanh nghiệp của họ cần làm nhiều hơn nữa để đo lường tác động của doanh nghiệp tới môi trường. 43% cho rằng doanh nghiệp cần tích cực hơn trong việc báo cáo về các tác động môi trường. Đây là lĩnh vực được các CEO quan tâm nhiều nhất liên quan đến báo cáo công bố thông tin doanh nghiệp.

Những thông tin này là chìa khóa để thúc đẩy những thay đổi cần thiết hướng đến nền kinh tế cân bằng phát thải carbon.

Các hình thái thời tiết cực đoan và thảm họa tự nhiên trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn, châm ngòi cho các tranh chấp và xung đột đối với nguồn tài nguyên đang cạn kiệt trên thế giới
Các hình thái thời tiết cực đoan và thảm họa tự nhiên trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn, châm ngòi cho các tranh chấp và xung đột đối với nguồn tài nguyên đang cạn kiệt trên thế giới

Tuy nhiên, 60% các lãnh đạo doanh nghiệp chưa đưa nguy cơ biến đổi khí hậu vào quản lý rủi ro chiến lược của mình, một thực tế đáng lo ngại khi biến đổi khí hậu đang đặt ra nguy cơ ngày một lớn về rủi ro vật chất, nguồn lực cũng như chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Trong khi 23% CEO đang lên kế hoạch tăng đầu tư vào các sáng kiến bền vững, gần một phần ba số CEO hiện chưa có kế hoạch thay đổi.

Theo nhận định, chưa bao giờ nhu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp để cùng giải quyết các vấn đề của xã hội lại lớn như hiện nay. Các bên liên quan như khách hàng, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và toàn xã hội đều đặt kỳ vọng các doanh nghiệp sẽ làm tròn trách nhiệm này.

Các doanh nghiệp cần thực hiện mọi nỗ lực để có thể đáp ứng kỳ vọng đó. Điều này rất quan trọng, từ góc độ xã hội lẫn thương mại. Và nếu không đáp ứng được, các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ đánh mất niềm tin của các bên liên quan, cơ hội tiếp cận vốn và thậm chí là giấy phép hoạt động của mình.

Trong số 1.779 CEO có câu trả lời trong cuộc khảo sát được sử dụng cho các số liệu toàn cầu và khu vực:

- 6% đến từ doanh nghiệp có doanh thu từ 25 tỷ USD trở lên.

- 9% đến từ doanh nghiệp có doanh thu từ 10 tỷ đến 25 tỷ USD.

- 35% đến từ doanh nghiệp có doanh thu từ 1 tỷ đến 10 tỷ USD.

- 34% đến từ doanh nghiệp có doanh thu từ 100 triệu đến 1 tỷ USD

- 14% đến từ doanh nghiệp có doanh thu đến 100 triệu USD.

- 60% đến từ doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân.

Tin bài liên quan