“Thực tế cho thấy, châu Á hiện đang là một thị trường khá ‘xương’ với nhiều đối thủ cạnh tranh, chứ không chỉ riêng với ngân hàng lớn và có uy tín như ngân hàng của chúng tôi”, Gulliver chia sẻ.
Mới đây, phát ngôn viên của HSBC cho biết, ngân hàng này sẽ vẫn đặt trụ sở chính tại London, chứ không chuyển đến Hồng Kông. Tuy nhiên, bên cạnh đó, CEO Gulliver tiếp tục nhấn mạnh rằng, ông rất lạc quan về triển vọng tăng trưởng của châu Á.
Từ tháng 6/2015, vị CEO này cho biết, một khoản tiền khổng lồ lên tới nhiều tỷ USD được ông triển khai đầu tư vào châu Á, cho dù nền kinh tế của quốc gia lớn nhất trong khu vực là Trung Quốc đang có tốc độ tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 1990.
“Chúng tôi vẫn cam kết với các nhà đầu tư sang châu Á rằng, nếu các bạn dành 10 năm tới đầu tư tại nơi này, các bạn sẽ gặt hái được hiệu quả nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng sản phẩm quốc nội tại bất kỳ nơi nào khác trên thế giới”.
Theo báo cáo mới nhất, lợi nhuận tại thị trường châu Á chiếm tới 62% tổng lợi nhuận trước thuế của HSBC tính đến ngày 30/12/2015. Mức lợi nhuận này giảm 4,4%, tương ứng 3,5 tỷ USD trong quý III, trong khi ở châu Âu giảm 44%, tương ứng 969 triệu USD tại cùng thời điểm.
Kể từ khi tiếp quản HSBC vào năm 2011, Gulliver đã mạnh tay trong các hoạt động “thanh trừng” tại ngân hàng lớn nhất châu Âu này. Ông đã cắt giảm hơn 87.000 việc làm và đưa ra nước ngoài ít nhất 78 chi nhánh ngân hàng.
Gulliver hy vọng việc tiếp tục bán các chi nhánh tại Brazil sẽ hoàn thành trong nửa đầu năm 2016 và HSBC sẽ cập nhật với các nhà đầu tư về phương án xử lý đối với các chi nhánh tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tuần tới.
Cổ phiếu của HSBC đã giảm khoảng 17 % trong năm nay, trong khi Deutsche Bank AG đã mất 30 % và Credit Suisse Group AG giảm 37 %.
Gulliver cho hay, ông chưa có kế hoạch nghỉ hưu sớm, dù Hội đồng quản trị Ngân hàng đã có kế hoạch rõ ràng đối với nhân sự kế nhiệm.
Stuart Thomson Gulliver là một nhà điều hành kinh doanh ngân hàng, hiện đang là CEO của HSBC – ngân hàng lớn nhất châu Âu. Ông nắm giữ chức vụ này từ ngày 1/1/2011.
Gulliver sinh ngày 9/3/1959 tại Derby, Anh quốc và theo học ngành khoa học pháp lý tại Worcester College, Oxford. Năm 1980, một giám đốc ngân hàng HSBC ở Ấn Độ kêu gọi Gulliver tham gia chương trình sinh viên quốc tế ưu tú của HSBC, mở đường cho sự nghiệp ngân hàng của ông. Gulliver thăng tiến qua nhiều cấp bậc trong lĩnh vực ngân hàng và thị trường toàn cầu của HSBC, đồng thời nắm giữ một số vai trò quan trọng trong hoạt động của HSBC trên toàn thế giới, bao gồm các chi nhánh ở London, Hongkong, Tokyo, Kuala Lumpur và United Arab Emirates.
Gulliver được bổ nhiệm làm tổng giám đốc một ngân hàng con của HSBC vào năm 2000, sau đó đứng đầu bộ phận Global Markets từ năm 2002-2003. Gulliver trở lại London vào đầu năm 2003 để cùng lãnh đạo công ty, ngân hàng đầu tư và thị trường toàn cầu của Tập đoàn HSBC cùng với John Studzinski. Năm 2004, ông tham gia Hội đồng quản trị Tập đoàn trong vai trò Giám đốc quản trị. Sau khi sự ra đi của John Studzinski vào năm 2006, Gulliver được bổ nhiệm làm CEO của Global Banking và quản lý thị trường toàn cầu của HSBC vào tháng 5/2006.
Gulliver trở thành Phó chủ tịch Ủy ban giám sát của HSBC Trinkaus & Burkhardt AG từ tháng 9/2007, Chủ tịch điều hành và Giám đốc HSBC Pháp từ tháng 1/2009 và Chủ tịch HSBC Private Banking Holdings SA (Thụy sỹ) từ tháng 2/2010.
Năm 2010, sau khi Stephen Green, Chủ tịch Tập đoàn HSBC, thông báo sẽ từ chức để làm Bộ trưởng Bộ thương mại và đầu tư theo lời mời của Thủ tướng Anh vào tháng 5/2011. Từ vị trí lãnh đạo bộ phận ngân hàng đầu tư của HSBC từ năm 2006, Gulliver đã được bổ nhiệm làm CEO mới của Tập đoàn HSBC kể từ ngày 1/1/2011.
Năm 2011, Gulliver nằm trong bảng xếp hạng 50 người có ảnh hưởng nhất thế giới của Bloomberg Markets.