CBDC tiềm ẩn nguy cơ phân mảnh tài chính toàn cầu

CBDC tiềm ẩn nguy cơ phân mảnh tài chính toàn cầu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tác động của yếu tố công nghệ trên thị trường vốn phần lớn mang tính một chiều. Mỗi đổi mới về công nghệ đã góp phần cải thiện chức năng của thị trường, thường là bằng cách tăng tốc độ và/hoặc giảm chi phí giao dịch.

Những bước nhảy vọt về công nghệ đã được phổ biến ra quốc tế vì lợi ích của tất cả những người tham gia thị trường, dẫn đến các thị trường tài chính toàn cầu trở nên hội nhập và hiệu quả hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, sự phát triển mới nhất – tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) – có thể có tác động ngược lại và gây ra sự phân mảnh hệ thống tài chính toàn cầu. Ngoài ra, các nỗ lực phi đô la hóa có thể trở nên đáng tin cậy hơn. Đây không phải là một sự trừu tượng của tương lai, nhưng rất phù hợp với ngày nay. Trong đó, có 11 quốc gia đã ra mắt CBDC và một số quốc gia đang ở trong giai đoạn thử nghiệm.

CBDC là một hình thức chuyển tiền mới của ngân hàng trung ương, không phải là một cải tiến kỹ thuật trung lập. Trong hệ thống tài chính nội địa khép kín, những loại tiền tệ như vậy phải không phụ thuộc vào thị trường vì mỗi ngân hàng trung ương có thể tự thiết kế ra CBDC. Nhưng trong bối cảnh toàn cầu, các CBDC xuyên biên giới có thể tạo ra những rào cản và hạn chế mới đối với các giao dịch vốn.

Tình hình địa chính trị của thế kỷ 21 đã thúc đẩy các quốc gia ngoài phương Tây phát triển các mạng thanh toán thay thế để giảm sự phụ thuộc vào đường thanh toán bằng đô la Mỹ và hệ thống SWIFT. Thách thức đối với các mạng lưới mới như Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS) của Trung Quốc và Hệ thống thanh toán Mir của Nga là vượt qua lợi thế đương nhiệm của SWIFT trên thị trường xuyên biên giới.

CBDC có thể thay đổi tất cả điều đó. Kết nối xuyên biên giới phải được mô phỏng lại từ đầu, tạo cơ hội thiết lập một cấu trúc tài chính mới và khác biệt. Nhiều người hoài nghi đã xem CBDC là “một giải pháp tìm kiếm vấn đề” và chỉ ra mức độ sử dụng của chúng rất thấp. Tuy nhiên, sai lầm là xem CBDC như một giải pháp thanh toán kỹ thuật số độc lập, điều này thực sự là không cần thiết đối với hầu hết các quốc gia nhờ quá trình số hóa tài chính tiên tiến.

Thực tế là cuộc cách mạng công nghệ thực sự của chuỗi khối nằm ở việc mã hóa của nhiều loại tài sản tài chính và tài sản thực, và sẽ yêu cầu CBDC dựa trên chuỗi khối tương ứng.

Một mô hình thanh toán xuyên biên giới thành công sẽ phải nhanh nhất, hiệu quả nhất và có chi phí giao dịch thấp nhất. Khía cạnh quan trọng là mức độ mà các hệ thống được chọn thúc đẩy các mạng thanh toán thay thế, tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn xuyên biên giới và hạ thấp các rào cản để tiếp cận các tài sản tài chính của các quốc gia khác.

Nghiên cứu của Financial Times cho thấy rằng, việc quản lý CBDC xuyên biên giới có khả năng ảnh hưởng đến các thước đo tiêu chuẩn về vị trí của các quốc gia trong trật tự chính trị, kinh tế và tài chính toàn cầu.

Các thỏa thuận CBDC xuyên biên giới sẽ hoạt động như thế nào trong thế giới thực? Chúng ta có thể hình dung theo ba mô hình riêng biệt.

Mô hình đầu tiên sẽ dựa vào một cơ quan siêu quốc gia trung lập để môi giới các khoản thanh toán xuyên biên giới, khá giống với vai trò ngày nay của SWIFT. Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã thử nghiệm dự án Icebreaker để làm việc đó, nhưng có thể có chức năng hạn chế, về cơ bản chỉ cho phép trao đổi tiền tệ đơn giản.

Mô hình thứ hai sẽ là cơ sở hạ tầng kỹ thuật số mới kết nối các CBDC của các quốc gia tham gia. Người ta có thể tưởng tượng đây là mạng lưới đường sắt tương đương kỹ thuật số, với các tuyến đã được thiết lập và giao thông có thể tương tác giữa các quốc gia cụ thể. Ví dụ tiên tiến nhất là mBridge, được phát triển bởi Cơ quan tiền tệ Hồng Kông (Trung Quốc), Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và các ngân hàng trung ương khác. Điều này có thể phát triển để cho phép các giao dịch chứng khoán xuyên biên giới.

Mô hình thứ ba sẽ là một CBDC được chia sẻ giữa các quốc gia có sự quản lý chung. Điều này sẽ chỉ hiệu quả đối với các quốc gia có mức độ hội nhập kinh tế và chính trị cao.

Ngoài ra, có ba yếu tố cần ghi nhớ với các mô hình mới nổi này. Đầu tiên, các CBDC xuyên biên giới có khả năng thúc đẩy sự phân mảnh tài chính toàn cầu nhiều hơn chứ không phải ít hơn. Rất khó có khả năng một thế giới chạy trên CBDC sẽ liền mạch hơn kiến trúc tài chính ngày nay. Ngoài ra, sự cạnh tranh giữa các cường quốc sẽ giúp hình thành các ưu tiên của các quốc gia đối với một mô hình, do đó làm trầm trọng thêm tình trạng phân mảnh.

Cuối cùng, cơ chế hoạt động xuyên biên giới thành công nhất — được đo bằng cách giảm chi phí giao dịch, nâng cao hiệu quả và đảm bảo an ninh giao dịch cũng như tuân thủ quy định — sẽ giúp thúc đẩy dòng vốn. Ở mức tối thiểu, điều này sẽ có ý nghĩa đối với việc sử dụng các loại tiền tệ giao dịch và có lẽ sẽ làm giảm việc sử dụng đồng đô la Mỹ làm tiền tệ thương mại trên toàn cầu.

Tin bài liên quan