Diễn biến thị trường
Liên tiếp trong hai tuần cuối tháng 9, chỉ số VN-Index tăng trưởng mạnh báo hiệu một chu kỳ tăng trưởng cuối năm 2007 như năm 2005 và 2006. Nếu như từ ngày 17 đến ngày 21 tháng 9, VN-Index tăng 35 điểm thì tuần tiếp theo, từ ngày 24 đến 28 tháng 9, chỉ số này tăng đến 88 điểm. Một sự tăng trưởng mạnh tiếp tục diễn ra vào hai ngày đầu tháng 10 với mức tăng tổng cộng 52 điểm. Tuy nhiên, trong sự tăng trưởng này, nhiều phiên cảm giác như giai đoạn điều chỉnh đã bắt đầu. Cụ thể, phiên khớp lệnh liên tục ngày 2/10 đã cho thấy một tâm lý chưa thể hiện mức tăng bền vững khi có nhiều nhà đầu tư bán ra, chỉ số VN-Index đã giảm đến 4 điểm mặc dù cuối cùng VN-Index cũng đã tăng trưởng trở lại với mức tăng 15 điểm. Có thể nói tâm lý tăng trưởng của thị trường cũng chưa thể hiện rõ nét.
Ngoại không luôn đúng
Trong báo cáo của HSBC gần đây về TTCK Việt Nam đã đề cập đến nguyên nhân được cho là mức tâm lý của thị trường sẽ điều chỉnh dưới 900 điểm là mức mà giá của nhiều loại cổ phiếu trở nên hấp dẫn nhất. Nhìn lại nguyên nhân này để thấy rằng, việc đưa ra mức dự báo trước đây của HSBC không loại trừ nguyên nhân đưa giá trở về mức hấp dẫn để thực hiện ý đồ mua vào. Trước “cơn bão” báo cáo của các tổ chức quốc tế, TTCK Việt
Nếu tuần 10-14/9, lượng mua vào của các nhà đầu tư nước ngoài chỉ ở mức 364,6 tỷ đồng thì tuần tiếp theo lên đền 800 tỷ đồng và 1.324,6 tỷ đồng cho tuần 24-28/9. Điều này đã cho thấy phần nào việc quay trở lại của các nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt
|
Quy mô giao dịch của nhà ĐTNN
|
Quy mô thị trường
|
Tỷ trọng
|
||
|
Mua vào
|
Bán ra
|
Mua – bán
|
||
Ngày 02/10
|
474
|
166
|
308
|
1.781,8
|
|
Ngày 01/10
|
296,3
|
204,9
|
91,4
|
1.511,6
|
6,0%
|
Từ ngày 24-28/9
|
1.324,6
|
415,4
|
909,2
|
5.889,2
|
15,4%
|
Từ ngày 17-21/9
|
800,0
|
184,2
|
615,8
|
3.467,5
|
17,8%
|
Từ ngày 10-14/9
|
364,6
|
171,4
|
193,4
|
2.261,5
|
8,5%
|
Cầu nội áp đảo thị trường
Sau khi giảm xuống mức tâm lý mà các báo cáo đưa ra, TTCK Việt Nam đã tăng trưởng trở lại, khối lượng giao dịch tăng mạnh như những thời điểm cuối năm 2006 và đầu năm 2007. Tuy nhiên, mức tăng này có thể được lý giải bởi sức cầu của các nhà đầu tư trong nước quyết định, khác với giai đoạn tăng trưởng trước đây do các nhà đầu tư nước ngoài dẫn dắt. Không ngần ngại, các nhà đầu tư trong nước tham gia vào thị trường để đón đầu xu hướng tăng trưởng cuối năm. Nếu quan sát kỹ đồng thời với việc tăng mua, nhà đầu tư nước ngoài cũng bán ra nhiều cổ phiếu. Cầu trong nước dù áp đảo, nhưng tâm lý tin rằng thị trường tăng trưởng trở lại cũng còn nhiều hoài nghi đã báo hiệu một sự tăng trưởng chưa thật sự bền vững. Điều này thể hiện rõ qua các phiên giao dịch khớp lệnh liên tục của những ngày đầu tháng 10.
Như vậy, bằng cách quan sát thị trường có thể nói, sự tăng trưởng vừa qua được lý giải qua tâm lý của các nhà đầu tư trong nước chứ không phải do sự dẫn dắt của nhà đầu tư nước ngoài như trước đây. Vì vậy, các nhà đầu tư cần quan sát thị trường tránh những ảo giác từ các chiến lược đầu tư của các tổ chức đầu tư.