Vì vậy hàng năm, cứ nhằm vào 14 tháng Giêng Âm lịch, chùa quê tôi lại tổ chức một khóa lễ cầu an để mọi người trong làng tới nghe pháp, tụng kinh, chiêm ngưỡng và cúng dường Tam bảo nhằm tăng trưởng thiện tâm và vơi đi ác nghiệp. Nét đẹp văn hóa tâm linh lâu bền ấy đã được gìn giữ gần 3 thế kỷ nay.
1. Mùa Xuân là mùa của niềm vui, hy vọng, của khao khát và ước mơ, mùa của những gì tươi tốt nhất. Trong không khí Xuân rộn ràng, con người như hòa đồng hơn, vị tha hơn, cùng tụ họp về chùa để đồng tâm nhất niệm hướng về ba ngôi Tam bảo. Phật sự đó để cho bản thân và gia đình được vạn sự an khang, cát tường như ý.
Mỗi mùa Xuân đến, đời người lại bớt đi một thang bậc. Phật đã dạy, cuộc sống con người chỉ dài bằng một hơi thở, nên tương lai sẽ về đâu khi vô thường đến. Vì vậy, lễ cầu an đầu năm cũng là dịp để mỗi người tìm lại những giá trị đích thực của cuộc sống. Đây cũng là dịp để gieo trồng những hạt giống giác ngộ, hạt giống của từ bi hỉ xả và chăm sóc chúng hàng ngày.
2. Mọi công việc phụng sự lễ cầu an đã được các sư trụ trì chuẩn bị chu đáo từ chiều hôm trước với những đài hoa dâng Phật ngào ngạt sắc hương. Thắp đèn, đốt nhang xong, tất cả đạo tràng đứng ngay ngắn, tay chắp trước ngực để quán tưởng. Tiếp theo, các vị sư trụ trì sẽ có một bài giảng pháp về ý nghĩa của lễ cầu an để mọi người nhận thức đúng đắn về nghi thức truyền thống trong đạo Phật này.
An ở mỗi người là có thân an (khỏe mạnh, không bệnh tật, không tai nạn, sống lâu…); tâm an (tinh thần thanh thản, không lo âu, sợ hãi, phiền muộn…); hoàn cảnh an (gia đình ấm no, hạnh phúc, công việc tốt đẹp, gặp nhiều duyên lành trong cuộc sống…).
Ý nghĩa của nghi thức cầu an dịp đầu năm mới không gì ngoài việc mỗi người hãy thành tâm sám hối, bỏ ác làm lành, khẩn thiết chí thành cầu sự gia hộ của chư Phật, Bồ-tát, bố thí, cúng dường Tam bảo, phóng sinh… hồi hướng công đức ấy để có một năm mới an vui, hạnh phúc, không não phiền.
Thế nhưng, việc cầu an thế nào mới có thể giúp chúng ta yên ổn?
Câu trả lời là có cũng là không, tùy vào việc ta chọn phương thức cầu an thế nào, cũng như ta đã cầu an với một tâm thức như thế nào.
Cầu an với một phương thức chân chính mới có thể giúp chúng ta tìm được sự yên ổn trong tâm. Từ đó mọi chướng ngại, não phiền không trừ cũng đoạn.
Ngược lại, nếu phương thức cầu an ta chọn là sai lầm, mù quáng, chỉ dựa vào những niềm tin không chân chính, phát khởi từ sự tham lam, ích kỷ, thì cho dù có nỗ lực cầu an đến đâu cũng không có kết quả yên ổn.
Và khi tâm bất an đã bị nhận diện như là một điều không có thật, thì sự an tâm xem như đã hoàn tất. Bởi không có tâm nào để an, mà sự bất an cũng không còn tồn tại nữa.
Ngay cả những Phật tử đã quy y Tam bảo cũng chưa chắc đã nhận thức rõ những điều này, vẫn lầm tưởng rằng, có thể tìm được sự an ổn cho đời sống bằng những phương cách sai lầm như trên.
5. Đức Phật đã dạy: Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi. Không ai có thể ban phước giáng họa, chính ta làm cho ta hạnh phúc hay đau khổ, họa hay phúc đều do ta mà ra. Miễn giữ được tâm thiện, lòng thành, thì nghi thức nào cũng đem lại bình yên, chứ không chỉ một nghi thức cầu an đầu năm. Còn nếu trong tâm đã bất an, không thiện, lòng đã không thành thì nghi thức có trang trọng, tốn kém đến đâu cũng không mang đến kết quả như ý.
Như một tu sĩ hành giả, tôi đọc lời kinh, hai tay chấp lại quy kính Đức Phật và tôi cố gắng để chuẩn cho tâm tư tôi vị tha hơn, từ bi hơn trong ngày ấy. Không hoài vọng về quá khứ để thoát khỏi thế giới kinh nghiệm đau thương. Không hoài vọng về tương lai để không lo âu và sợ sệt. Sống một cách bình thản trong hiện tại để khắc chế một tham sân hận ở đời.
Nếu tôi sống được như vậy thì lúc nào tâm cũng được an, thân thể khỏe mạnh, tinh thần hạnh phúc. Đó chính là phương châm đúng đắn nhất để góp phần xây dựng một môi trường sống lành mạnh, tốt đẹp như Đức Phật đã dạy và để những nghi lễ cầu an đầu năm của mọi người tránh được những nhiễu loạn của tư tưởng cuồng tín, dị đoan, lãng phí, hình thức.
Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com