Sự leo thang trong căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức năm 2017 phần lớn được xem là diễn biến tiêu cực đối với các trader.
Việc công bố áp đặt thuế quan hoặc các hoạt động bảo hộ thương mại của 2 quốc gia đã liên tục tác động tới giá cổ phiếu, nhưng điều này lại không làm ngăn cản chứng khoán toàn cầu liên tiếp lập đỉnh lịch sử trước khi dịch Covid-19 xuất hiện.
Ajay Kapur, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu châu Á và thị trường mới nổi toàn cầu tại Bank of America cho rằng, sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc lại thúc đẩy nhiều lợi ích khác, đặc biệt là sự đầu tư và đổi mới sáng tạo. Việc tăng năng suất lao động tốt hơn sẽ giúp tạo ra nhiều lợi nhuận và đầu tư vào nhiều loại tài sản.
“Đối với các nhà đầu tư chứng khoán, đặc biệt là các nhà đầu tư tăng trưởng, hạt giống công nghệ quân sự - dân sự mới sẽ được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh quyền lực lớn và nở rộ theo những cách chưa từng biết tới trong lịch sử”, Ajay Kapur cho biết.
Nhóm nghiên cứu của ông đã trích dẫn một số ví dụ lịch sử như cạnh tranh giữa Mỹ và Đức vào cuối những năm 1890 đến đầu những năm 1900, cùng với cuộc xung đột giữa Liên Xô và Mỹ, các cuộc cạnh tranh lớn đều góp phần thúc đẩy sự phát triển của công nghệ.
Các chiến lược gia của Bank of America cho rằng: “Công nghệ là yếu tố chiến thắng lớn nhất”. Trong đó, Robotics trong lĩnh vực nghiên cứu không gian, an ninh mạng và trí tuệ nhân tạo cùng với các nhà sản xuất chất bán dẫn và thiết kế chip là những đối tượng được hưởng lợi.
Các cổ phiếu châu Á nói riêng, cùng với những hỗ trợ công nghệ có khả năng sẽ là những cổ phiếu tăng giá.
Lợi tức trái phiếu chính phủ sẽ được giữ ở mức thấp nên đây không phải là rào cản cho danh mục đầu tư cổ phiếu. Tiền mặt có thể thu hút tạm thời mặc dù vàng và bitcoin thể đóng vai trò đa dạng hóa lớn nhất.
Các công ty truyền thông sẽ đóng một vai trò trong một cuộc chiến truyền thông, chủ nghĩa dân tộc có thể được hưởng lợi.
Các cổ phiếu quốc phòng và công nghệ tài chính là những đối tượng được hưởng lợi khác.
Bên cạnh đó, “tái tạo lại các chuỗi cung ứng trong nước và tạo ra các nhà cung cấp từ trong nước về lĩnh vực công nghệ dường như là điều quan trọng mà cả Mỹ và Trung Quốc đều đang tiến hành”, Ajay Kapur cho biết.