Ông Nguyễn Văn Dũng, Tổng giám đốc CTCK Tân Việt (TVSI)
Trên TTCK Việt
Những thông tin ở các báo cáo như báo cáo kiểm toán, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ… là những tài liệu không thể bỏ qua khi muốn đánh giá toàn diện tình hình tài chính, tài sản của DN. Bên cạnh đó, NĐT cần lưu ý đến các báo cáo và đánh giá của ban giám đốc, hội đồng quản trị về hoạt động của DN trong BCTN để có thêm những lý giải cần thiết của những người có trách nhiệm cao nhất về tình hình hoạt động của DN trong năm tài chính.
Tôi cho rằng, điều nhiều NĐT mong muốn là, khi đọc BCTN, họ thấy được những khó khăn, những rủi ro tiềm tàng mà DN có thể gặp phải, đồng thời thấy được cơ hội, khả năng phát triển trong thời gian tới. Một BCTN tâm huyết như vậy sẽ có sức hút lớn hơn nhiều những báo cáo chỉ mang tính chất marketing với các hình ảnh rườm rà nhưng không có thông tin nào thực chất cho người đọc. Tôi cho rằng, BCTN là một tài liệu công bố thông tin bắt buộc theo quy định của pháp luật nhưng nó cũng là tài liệu quảng bá về DN rất hiệu quả. Thực tế hiện nay, rất nhiều DN chưa nhận thức được vai trò của BCTN nên chỉ lập một cách đối phó để không vi phạm quy định pháp luật chứ không đầu tư để có được một BCTN hữu ích.
Theo tôi, các DN cần đầu tư thích đáng để lập BCTN, vì nó là một tài liệu quan trọng để NĐT nắm bắt các thông tin về DN một cách toàn diện và đầy đủ nhất. Các thông tin đưa ra trong BCTN phải chính xác, được đánh giá đúng và đặc biệt cần có các thông tin so sánh giữa các thời kỳ cũng như so sánh ngành. Phần báo cáo đánh giá của ban giám đốc và hội đồng quản trị cần đi vào các đánh giá thực chất để giúp NĐT lý giải và nhận định về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như quản trị của DN, từ đó đưa ra được các quyết định đầu tư phù hợp với chiến lược đầu tư của mình. Ông Hoàng Thạch Lân, Giám đốc môi giới - giao dịch, CTCK MHB (MHBS) BCTN không chỉ là một bản tự kiểm điểm của DN, tức là tự đánh giá lại hoạt động của mình trong 1 năm qua, mà còn là một bản kế hoạch hành động cho thời gian tới. Do đó, thông thường, NĐT nói chung chắc sẽ muốn nhìn thấy phần sau hơn, tức là muốn nhìn thấy hướng phát triển của DN, như kế hoạch năm tới (hay 5 năm tới), đánh giá của DN về thị trường trong thời gian tới, về sản phẩm mới và về đối thủ cạnh tranh. Nếu làm SWOT được thì càng tốt. Những thông tin về thành tích trong quá khứ hay tài chính hiện tại thì BCTC đã nêu rồi, nhiều công ty còn được các CTCK phân tích cặn kẽ..., thì trong BCTN, DN chỉ nên đưa ra các chỉ số về hiệu quả, tăng trưởng, cơ cấu... hơn là đăng lại các số liệu thô.
Ngoài ra, tùy loại hình NĐT mà họ có thể muốn biết thêm những thông tin khác. Ví dụ, nếu là quỹ đầu tư, họ muốn biết rõ biến động về giá cả sản phẩm, muốn biết được những thay đổi trong cơ cấu sản phẩm (nếu có) trong 5 năm tới để giúp họ định giá DN. Cũng có NĐT, như cá nhân tôi, còn muốn xem các thông tin về nợ vay, về đầu tư tài chính ngoài ngành... để đánh giá rủi ro.
Việc tổ chức bình chọn BCTN tốt nhất hàng năm đã khuyến khích DN nâng cao tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh và được vinh danh bằng các giải thưởng. Tuy nhiên, cho đến nay, đa phần BCTN vẫn chỉ dừng lại ở các hạng mục tổng kết quá khứ khá đơn điệu. Vậy nên, cần khuyến khích DN đưa ra nhiều thông tin hơn về cơ cấu sản phẩm, xu hướng giá cả của sản phẩm của mình, đánh giá SWOT và tầm nhìn của DN ít nhất là trong trung hạn.
Ông Nguyễn Thọ Phùng, Phó tổng giám đốc CTCK Ngân hàng Công thương (VietinbankSC)
Cần những BCTN thực chất
(ĐTCK) Không dừng lại ở những nội dung bắt buộc, mà nên bao hàm thêm các thông tin phân tích, có so sánh về triển vọng tăng trưởng, về sản phẩm… là điều mà bạn đọc BCTN của DN mong muốn. Đặc san BCTN xin trích đăng ý kiến của một số lãnh đạo CTCK.