Theo ông Lê Tiến Trường, các ngành sản xuất, xuất khẩu lớn đang cần giải pháp cho những khó khăn mang tính ngắn hạn.

Theo ông Lê Tiến Trường, các ngành sản xuất, xuất khẩu lớn đang cần giải pháp cho những khó khăn mang tính ngắn hạn.

Cần giải pháp ngắn hạn cho doanh nghiệp sản xuất vượt qua khó khăn

0:00 / 0:00
0:00
Chủ tịch Vinatex, ông Lê Tiến Trường khẳng định, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu lớn như dệt may đang cần các giải pháp ngắn hạn để vượt qua khó khăn của giai đoạn này.

Chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023, Chủ tịch Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường cho biết, Xuất khẩu dệt may Việt Nam 8 tháng 2023 giảm 15% so với cùng kỳ, trong các quốc gia xuất khẩu lớn, chỉ có một mình Bangladesh tăng 5,7%, Trung Quốc giảm 10%.

Tháng 8 vừa qua, Hiệp hội các nhà nhập khẩu dệt may Hoa Kỳ có làm đánh giá về các tiêu chí lựa chọn các quốc gia để nhập khẩu hàng hóa dệt may, đưa ra 12 tiêu chí, gồm: Chất lượng, năng lực quản trị, độ ổn định chính trị, có khả năng sáng tạo, có trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, có thuế quan....

Dựa trên các tiêu chí này, với điểm tối đa là 60, thì Việt Nam có điểm cao nhất, 47,5/60, Trung Quốc 42/60 (lý do sụt giảm liên quan đến câu chuyện trách nhiệm xã hội và lao động), còn Bangladesh chỉ được 39/60.

Rõ ràng, Việt Nam được đánh giá đạt được nhiều tiêu chí về phát triển bền vững hơn Trung Quốc và Bangladesh

Như vậy, cả về chất lượng, thời gian giao hàng, đặc biệt là trách nhiệm xã hội, phát triển bền vững của Trung Quốc và Bangladesh chỉ có 2/5 điểm, trong khi Việt Nam là 4/5 điểm. Bangladesh đến giờ này vẫn chưa có hệ thống bảo hiểm xã hội, lương tối thiểu chỉ có 74 USD.

Nhưng Bangladesh lại có 2 điểm hơn Việt Nam và Trung Quốc, đó là giá. Giá của Bangladesh là thấp nhất thế giới, đánh giá là 4,5/5 điểm và hai là thuế quan, khi quốc gia này được hưởng chính sách miễn thuế khi xuất khẩu vào châu Âu. Chính vì thế, Bangladesh duy trì tăng trưởng bằng lợi thế giá rẻ nhất thị trường khi cầu thấp.

Do đó, nguyên nhân của sụt giảm của dệt may Việt Nam và Trung Quốc trong năm 2023 nằm ở 2 vấn đề là giá và thuế quan chứ không liên quan đến phát triển bền vững.

Để vượt qua giai đoạn ngắn hạn về sụt giảm cầu hàng dệt may của cả thế giới, lãnh đạo Vinatex nhấn mạnh: cần cả 2 nỗ lực của doanh nghiệp, đó là tiết giảm chi phí, tăng năng suất, là tìm ra phương thức sản xuất hợp lý nhất để có thể tiếp cận được thị trường, khách hàng, làm những đơn hàng khó và nhỏ mà các quốc gia xuất khẩu dệt may khác không làm được.

Nhưng về mặt vĩ mô, rất cần câu chuyện cân đối giữa lãi suất, tỷ giá, tiếp cận vốn để duy trì được sản xuất.

Ở góc độ một ngành sản xuất, đóng góp lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, ông Trường cho rằng, cần nhận định rõ vấn đề sụt giảm của 2023 là ngắn hạn thì phải tìm giải pháp ngắn hạn, tháo gỡ ngay cho sản xuất, kinh doanh. Bởi, trong 12 năng lực cạnh tranh cốt lõi, ta tốt 10 thứ, nhưng nếu không có đơn hàng thì 2 năm doanh nghiệp đã giải tán, thì không còn cơ hội để phát triển bền vững và tạo động lực cho trung hạn và dài hạn nữa.

Còn trung hạn và dài hạn thì phải hướng tới nền sản xuất xanh, là lộ trình cần phải phấn đấu để hướng tới. Đối với đầu tư mới thì phải hướng theo các tiêu chuẩn này (Xanh, sạch, tiết kiệm lao động, tiết kiệm năng lượng và thực hiện được tái chế tuần hoàn).

Thực hiện theo hướng này, vừa đảm bảo vượt qua được khó khăn ngắn hạn mà vẫn tạo được động lực và nền tảng cho tăng trưởng trong trung hạn và dài hạn.

Tin bài liên quan