Cách mạng thanh toán điện tử ở Đông Nam Á: Nắm cơ hội để dẫn đầu

Cách mạng thanh toán điện tử ở Đông Nam Á: Nắm cơ hội để dẫn đầu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Bức tranh nền kinh tế số trong khu vực Đông Nam Á đang có những mảng màu tươi sáng đầy hứa hẹn của thanh toán điện tử - lĩnh vực dự kiến đạt mức vốn hóa 1.000 tỷ USD vào năm 2025.

Tương lai hứa hẹn của “xã hội không tiền mặt”

Nền kinh tế internet ở Đông Nam Á đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, đạt giá trị 100 tỷ USD lần đầu tiên vào năm 2019, trong đó mức tăng trưởng lên tới 2 con số của lĩnh vực thanh toán điện tử đóng một vai trò quan trọng.

Trong những năm gần đây, dịch vụ tài chính và thanh toán số đã trở thành động lực chính thúc đẩy nền kinh tế không dùng tiền mặt, một trong những mục tiêu chiến lược trong chính sách của các nước Đông Nam Á.

Tỷ lệ thâm nhập internet lớn, trong khi chi phí sở hữu điện thoại thông minh và gói dữ liệu ngày càng thấp khiến cho việc phổ biến rộng rãi các dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số trong toàn khu vực trở thành mục tiêu “trong tầm với”.

Sự thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng, dẫn đầu bởi thế hệ trẻ thành thạo công nghệ, cũng góp phần thúc đẩy dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số và công nghệ tài chính (Fintech) trở thành xu hướng chủ đạo.

Bức tranh toàn cảnh cho thấy con đường số hóa nền kinh tế của Đông Nam Á đang trở nên ngày càng rõ nét, trong đó việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và tài chính toàn diện là những mục tiêu quan trọng cần chinh phục.

Tính đến năm 2019, Việt Nam nổi lên là thị trường thanh toán di động phát triển nhanh nhất trong khu vực và trên toàn cầu. Sự bùng nổ này là kết quả của nhiều nỗ lực thúc đẩy thị trường, lấy động lực là nguồn vốn đầu tư khổng lồ của các doanh nghiệp lớn lĩnh vực công nghệ.

Theo đó, hàng loạt sàn thương mại điện tử, nền tảng thanh toán và ví điện tử, các “siêu ứng dụng” công nghệ được ra đời, đi kèm với đó là các chiến dịch khuyến mãi, tiếp thị rầm rộ...

Với khoảng 120 triệu thuê bao di động và 64 triệu người dùng internet, chiếm 65% dân số, Việt Nam đã và đang trở thành sân chơi hứa hẹn giàu tiềm năng cho các “ông lớn” trong lĩnh vực thanh toán số.

Năm 2019, khoảng 36% vốn đầu tư của lĩnh vực Fintech ở Đông Nam Á được đổ vào thị trường Việt Nam, đứng thứ hai chỉ sau Singapore (51%).

Chia sẻ từ doanh nghiệp đi đầu

Mặc dù đứng trước những cơ hội và tiềm năng to lớn, việc thâm nhập vào thị trường thanh toán điện tử tại các thị trường mới nổi ở Đông Nam Á vẫn là một bài toán đầy thách thức đối với doanh nghiệp.

Bức tranh thị trường thanh toán sôi động và giàu tiềm năng ở Đông Nam Á có tính cạnh tranh cao, mức độ phân tán lớn, với một thực tế rằng thanh toán điện tử chỉ đang chiếm một thị phần nhỏ trong tổng giá trị giao dịch của nền kinh tế.

Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối năm 2019, có hơn 30 công ty trung gian thanh toán và dịch vụ tài chính đang hoạt động tại thị trường này, với các nền tảng thanh toán lớn như MoMo, GrabPay, AirPay...

Bên cạnh tính cạnh tranh gay gắt, việc thiếu vắng một hệ sinh thái đồng bộ hỗ trợ người dùng tối ưu hóa các dịch vụ thanh toán số, cùng với cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện là một rào cản lớn trên con đường hướng tới một xã hội không tiền mặt.

Đối với Ascend Money, tập đoàn công nghệ trực thuộc Charoen Pokphand Group (C.P. Group), cũng là Tập đoàn mẹ của TrueMoney - công ty Fintech hàng đầu Đông Nam Á, mỗi thách thức đều ẩn chứa những cơ hội “vàng” để thúc đẩy tăng trưởng.

Theo bà Monsinee Nakapanant, đồng Chủ tịch Ascend Money, tỷ lệ còn ở mức thấp của thanh toán điện tử đồng nghĩa với dư địa phát triển lớn, hệ sinh thái phân tán với mức độ cạnh tranh cao là tác nhân để các “tay đua” trên thị trường đưa ra những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, với nỗ lực công nghệ cao nhất trong cuộc đua giành lấy vị trí dẫn đầu, trong khi người tiêu dùng sẽ là những người được hưởng lợi nhiều nhất.

Với triết lý này, TrueMoney đã xác lập thành công vị thế dẫn đầu của mình không chỉ ở Thái Lan, mà còn tại các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á.

Bí quyết để TrueMoney trở thành ví điện tử hàng đầu tại Thái Lan nằm ở chiến lược trở thành ứng dụng “đồng hành mỗi ngày” thân thiện và tối ưu nhất, đáp ứng các nhu cầu thanh toán và tài chính của người dùng.

Cũng theo bà Monsinee Nakapanant, bí quyết để ứng dụng này trở thành ví điện tử hàng đầu tại Thái Lan nằm ở chiến lược trở thành ứng dụng “đồng hành mỗi ngày” thân thiện và tối ưu nhất, đáp ứng các nhu cầu thanh toán và tài chính của người dùng.

Khát vọng trở thành “người dẫn đầu” là một trong những nền tảng và chiến lược tạo nên thành công của TrueMoney.

Bà Monsinee Nakapanant gọi đây là văn hóa “luôn đổi mới để dẫn đầu”. Với TrueMoney, khách hàng có một công cụ tiện lợi và đáng tin cậy, với những lợi thế tối ưu: Ví điện tử có dịch vụ đa dạng nhất, mạng lưới hệ sinh thái đối tác lớn nhất, nguồn nạp tiền linh hoạt nhất trên nền tảng bảo mật đáng tin cậy nhất.

Nhân khẩu học và sự thay đổi thói quen tiêu dùng đang là những yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng của thị trường thanh toán điện tử. Song song với đó, những doanh nghiệp với sự nhạy bén và nỗ lực của mình đang đem lại sự thay đổi cho cuộc chơi, đem lại cuộc cách mạng mang tên “thanh toán điện tử”.

“Chúng ta đang tiến gần đến tương lai của xã hội không tiền mặt nếu như doanh nghiệp và chính phủ các nước nhanh chóng đón đầu làn sóng tiếp theo của cuộc cách mạng 4.0, đón nhận các xu hướng công nghệ quan trọng bao gồm trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây và Internet vạn vật”, bà Monsinee Nakapanant nói.

TrueMoney những con số ấn tượng

- 40 triệu người dùng tại Đông Nam Á

- 6500 đại lý tại Đông Nam Á

- 6 quốc gia: Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Campuchia, Myanmar và Philippines

- 19,8 triệu người dùng tại Thái Lan (2018)

- 10% GDP Campuchia đã đi qua hệ thống của TrueMoney (2018)

Tin bài liên quan