Các TTCK thế giới mất điểm tệ hại nhất kể từ năm 2001-2002

Sự sụp đổ của thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ và hệ quả là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây ra đợt rớt giá mạnh nhất trên các thị trường chứng khoán (TTCK) thế giới kể từ khi kết thúc bong bóng Internet vào năm 2001-2002.

Năm 2007 các chỉ số chứng khoán chủ chốt toàn cầu đã giảm 12-25%, trong đó giảm mạnh nhất là TTCK Tokyo mất tới 23,6%. Tiếp theo là TTCK Pari, mất 20,7%. Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones và S&P 500, đều của Mỹ, để tuột 14,8% và 13,6%. Các mức giảm 12,2% và 12,1% thuộc về các TTCK Luân Đôn và Frankfurt .

 

Sự hốt hoảng của các nhà đầu tư liên quan tới "sức khoẻ" của chứng khoán có bảo đảm bằng thế chấp có nhiều rủi ro của Mỹ đã đè nặng lên ngành tài chính. Các ngân hàng chủ chốt thế giới đều thông báo thua lỗ nặng và tổn thất tài sản, trong khi một số ngân hàng khác phải dựa vào bảo lãnh với chi phí hết sức tốn kém.

 

Sự thắt chặt tín dụng, từng nổi lên khi các ngân hàng lo lắng tỏ ra thờ ơ trong hoạt động cho nhau vay và cho doanh nghiệp vay vốn, đã ảnh hưởng tới các ngành bị mắc nợ nặng và làm chậm tốc độ sáp nhập và mua lại.

 

Những dấu hiệu ban đầu mà sự hỗn loạn lan từ các thị trường tài chính sang nền kinh tế rộng lớn hơn đã càng gây thêm áp lực lên các thị trường cổ phiếu đầu năm nay. Chẳng hạn trong ngày 21/1 TTCK Frankfurt đã giảm 7,16%, TTCK Pari mất 6,83%, TTCK Luân Đôn để tuột 5,48% và TTCK Tôkyô giảm 3,86%.