Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này

Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Dữ liệu mới nhất về áp lực giá cơ bản của Mỹ được công bố trong tuần này có thể sẽ mang lại rất ít kỳ vọng giải quyết cuộc tranh luận giữa các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) về việc liệu họ đã đạt được đủ tiến bộ về lạm phát để thoát khỏi chính sách tiền tệ thắt chặt hay chưa.

Chỉ số lạm phát

Chỉ số Giá Chi tiêu Tiêu dùng Cá nhân (PCE) tháng 4, thước đo lạm phát ưa thích của Fed sẽ được công bố vào thứ Sáu (26/5). Chỉ số này được dự đoán tăng 0,2% so với tháng trước, tăng tốc từ mức tăng 0,1% trong tháng 3.

Trên cơ sở hàng năm, chỉ số giá có thể tăng 4,1%, với tốc độ chậm nhất kể từ tháng 5/2021 và chậm hơn mức tăng 4,2% trong tháng 3. Chỉ số giá cơ bản sau khi loại trừ chi phí năng lượng và thực phẩm được dự đoán sẽ tăng 0,3% so với tháng 3 và 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Biên bản cuộc họp tháng 5 của Fed

Biên bản cuộc họp đầu tháng 5 của Fed được công bố vào thứ Tư (24/5) có thể giúp làm sáng tỏ kỳ vọng giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp vào tháng tới của các quan chức.

Nhiều quan chức Fed trong tuần qua đã cho thấy họ đang giữ quan điểm cởi mở khi đánh giá dữ liệu kinh tế cũng như căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng. Lorie Logan, chủ tịch Fed Dallas cho biết bà vẫn chưa tin rằng các quan chức nên bỏ qua việc tăng lãi suất vào tháng tới, trong khi Thống đốc Philip Jefferson cho biết cần phải kiên nhẫn.

“Thước đo lạm phát ưa thích của Fed sẽ cho thấy rất ít hoặc không có tiến triển nào đối với lạm phát trong tháng qua”, nhà kinh tế học của Bloomberg Economics cho biết.

Vấn đề trần nợ của Mỹ

Trong khi đó, hạn chót về vấn đề trần nợ của Mỹ đang tiến gần đến thời hạn quan trọng, với ngày 1/6 là ngày cuối cùng dự kiến Mỹ có thể thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ tài chính của mình.

Hôm Chủ nhật (21/5), Tổng thống Joe Biden cho biết rằng các đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện phải từ bỏ “quan điểm cực đoan” đối với các cuộc đàm phán hiện đang bị đình trệ về việc nâng trần nợ của Mỹ và cho biết sẽ không có thỏa thuận nào để ngăn chặn một vụ vỡ nợ thảm khốc chỉ dựa trên các điều khoản của họ.

Các nhà lập pháp đảng Cộng hòa đang yêu cầu cắt giảm mạnh chi tiêu và từ chối các giải pháp thay thế do Nhà Trắng đề xuất để giảm thâm hụt.

Tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản, Tổng thống Biden đã cố gắng đảm bảo với các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị rằng Mỹ sẽ không vỡ nợ. Các quan chức Mỹ cho biết các nhà lãnh đạo lo ngại, nhưng phần lớn tin tưởng rằng Tổng thống Biden và các nhà lập pháp Mỹ sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng.

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ cho biết ông loại trừ khả năng tự mình hành động để tránh vỡ nợ. Bất kỳ động thái nào như vậy xuất hiện bao gồm các đề xuất viện dẫn Tu chính án thứ 14 như một giải pháp và sẽ bị ràng buộc tại tòa án.

“Đó là một câu hỏi mà tôi nghĩ vẫn chưa được giải quyết”, Tổng thống Biden cho biết, đồng thời cho biết thêm rằng ông hy vọng sẽ cố gắng thuyết phục cơ quan tư pháp cân nhắc về khái niệm này trong tương lai.

Dữ liệu kinh tế châu Á

Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Hiroshima kết thúc vào ngày 21/5 với vấn đề an ninh kinh tế bao gồm việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong số các vấn đề chính trong chương trình nghị sự.

Các ngân hàng trung ương ở New Zealand, Hàn Quốc và Indonesia sẽ đưa ra quyết định mới nhất của họ về lãi suất trong tuần này khi làn sóng siết chặt chính sách đối phó với lạm phát dữ dội trên toàn cầu sắp kết thúc.

Ngân hàng trung ương New Zealand dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm ít nhất 25 điểm cơ bản nữa sau 5 lần tăng lãi suất kể từ cuối năm 2021.

Cả ngân hàng trung ương Hàn Quốc và Indonesia đã tạm dừng tăng lãi suất từ đầu năm nay và dự kiến có thể sẽ tăng lãi suất trở lại.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc có thể sẽ giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản nhưng áp lực đang gia tăng đối với ngân hàng trung ương trong việc nới lỏng chính sách khi đà phục hồi suy yếu.

Các nhà hoạch định chính sách ở Singapore và Malaysia cũng sẽ theo dõi dữ liệu giá mới nhất để kiểm tra tốc độ hạ nhiệt lạm phát trong nền kinh tế.

Tin bài liên quan