Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tiêu điểm của dữ liệu kinh tế tuần là báo cáo việc làm hàng tháng cực kỳ quan trọng của Mỹ, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bắt đầu bước vào quý II, cuộc họp của OPEC+ và các ngân hàng trung ương ở Úc và New Zealand sẽ đưa ra quyết định lãi suất mới nhất.
Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này

Báo cáo việc làm phi nông nghiệp

Thị trường sẽ xem xét báo cáo việc làm phi nông nghiệp được công bố vào thứ Sáu (7/4) để có thông tin cập nhật mới về sức khỏe của thị trường lao động vốn vẫn mạnh mẽ trong năm qua trước làn sóng tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).

Các nhà kinh tế đang kỳ vọng nền kinh tế Mỹ sẽ có thêm 238.000 việc làm trong tháng 3 sau khi tăng 311.000 trong tháng 2. Thu nhập trung bình mỗi giờ được dự báo sẽ tăng với tốc độ hàng năm là 4,3%, đây sẽ là tốc độ chậm nhất kể từ tháng 7/2021.

Báo cáo việc làm tháng 3 sẽ là báo cáo cuối cùng trước cuộc họp tháng 5 sắp tới của Fed, khi các nhà đầu tư chia rẽ về việc liệu các nhà hoạch định chính sách có tiếp tục tăng lãi suất hay không. Mức tăng trên 200.000 của báo cáo việc làm có khả năng thúc đẩy kỳ vọng tăng lãi suất 25 điểm cơ bản.

Các quan chức Fed đã chỉ ra rằng họ kỳ vọng lãi suất sẽ duy trì quanh mức hiện tại trong phần còn lại của năm nay để tiếp tục kiểm soát lạm phát.

Phát biểu của các quan chức Fed

Một số nhà hoạch định chính sách của Fed sẽ xuất hiện trong tuần này, bao gồm Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester, Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard và Thống đốc Fed Lisa Cook.

Các quan chức Fed đã chỉ ra rằng họ kỳ vọng lãi suất sẽ duy trì ở mức hiện tại trong phần còn lại của năm nay để giúp đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% của ngân hàng. Tuy nhiên, trong khi áp lực lạm phát vẫn gia tăng, các quan chức cũng sẽ phải cân nhắc tác động của lãi suất cao hơn đối với sự ổn định tài chính sau những bất ổn gần đây trong lĩnh vực ngân hàng.

Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán Mỹ đã có đạt được mức tăng mạnh trong quý đầu năm nay mặc dù cổ phiếu ngân hàng bị bán tháo mạnh sau sự sụp đổ của hai ngân hàng khu vực làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính rộng lớn hơn.

Chỉ số Nasdaq đã tăng 16,8%, đánh dấu mức tăng phần trăm hàng quý lớn nhất kể từ năm 2020. Trong khi chỉ số S&P 500 tăng 7%, phục hồi sau khi giảm gần 20% vào năm 2022 và chỉ số Dow Jones kết thúc quý tăng 0,4%.

Ở mức độ nào mà thị trường đã tính đến một cuộc suy thoái có thể xảy ra - và liệu nền kinh tế có trải qua một cuộc suy thoái hay không - đã là một điểm gây tranh cãi ở Phố Wall.

Hans Olsen, giám đốc đầu tư của Fiduciary Trust cho biết: “Câu trả lời chắc chắn là không, thị trường không được định giá cho một cuộc suy thoái. Đối với thị trường, điều đó có nghĩa là chúng ta có thể gặp phải một số bất ngờ rất khó chịu trong các quý tới”.

Cuộc họp OPEC+

Theo nguồn tin từ Reuters, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) có thể sẽ tiếp tục duy trì thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu hiện có tại cuộc họp vào thứ Hai (3/4), trong bối cảnh giá dầu phục hồi sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong 15 tháng.

Giá dầu Brent đã phục hồi về mức 80 USD/thùng sau khi giảm xuống gần 70 USD/thùng vào ngày 20/3, do lo ngại giảm bớt về cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn cầu và việc ngừng xuất khẩu từ khu vực Kurdistan của Iraq đã góp phần hạn chế nguồn cung.

Các đại biểu giấu tên cho biết, với tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế và các lệnh trừng phạt đối với Nga tạo ra sự không chắc chắn về nguồn cung, do đó không cần phải đi chệch hướng khỏi kế hoạch hiện tại.

Sau cuộc họp trong tháng 4, OPEC+ dự kiến sẽ xem xét chính sách sản lượng trong sáu tháng cuối năm 2023 tại một cuộc họp ở trụ sở chính ở Vienna vào đầu tháng 6.

Giá dầu giảm là một vấn đề đối với hầu hết các thành viên OPEC+ vì nền kinh tế của họ phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ dầu mỏ.

Quyết định lãi suất của RBA, RBNZ

Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) sẽ họp vào thứ Ba (4/4) để đưa ra quyết định về việc tăng hay giữ nguyên lãi suất.

Dữ liệu tuần trước cho thấy lạm phát của Úc vào tháng 2 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 8 tháng là 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, khiến các nhà đầu tư loại trừ khá nhiều khả năng tăng lãi suất 25 điểm cơ bản.

Thống đốc RBA Philip Lowe cho biết ngân hàng trung ương sắp tạm dừng tăng lãi suất vì chính sách tiền tệ hiện đang ở trong lãnh thổ hạn chế và đề xuất việc tạm dừng có thể đến ngay sau tháng 4 tùy thuộc vào dữ liệu kinh tế.

Trong khi đó, các thị trường vẫn đang kỳ vọng vào một đợt tăng lãi suất 25 điểm cơ bản khác từ Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) trong cuộc họp chính sách vào thứ Tư (5/4).

Tin bài liên quan