Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Báo cáo kết quả kinh doanh và doanh số bán lẻ của Mỹ sẽ là những điểm nổi bật chính trong dữ liệu tuần này. Bên cạnh đó, cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ thu hút sự chú ý của thị trường sau động thái điều chỉnh chính sách bất ngờ vào tháng 12.
Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này

Doanh số bán lẻ của Mỹ

Dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 11 của Mỹ đã có mức giảm lớn nhất trong 11 tháng và mức giảm tương tự được kỳ vọng trong tháng 12 sẽ bổ sung thêm các dấu hiệu gần đây cho thấy các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đang hạ nhiệt nền kinh tế.

Doanh số bán lẻ tháng 12 của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Tư (18/1) với các nhà kinh tế dự báo sẽ giảm 0,8% so với tháng trước, sau khi giảm 0,6% trong tháng 11.

Dữ liệu vào cuối tuần trước cho thấy chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ đã giảm lần đầu tiên sau hơn 2,5 năm vào tháng 12, làm tăng thêm hy vọng rằng lạm phát đang có xu hướng giảm bền vững có thể khiến Fed nới lỏng khả năng tăng lãi suất.

Thị trường phần lớn đang kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách tiếp theo diễn ra vào ngày 31/1 và 1/2.

Báo cáo KQKD

Các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ kết quả báo cáo KQKD để xem liệu các công ty Mỹ có thể đánh bại các ước tính hay không trong bối cảnh lo ngại rằng lãi suất cao hơn đang làm giảm tỷ suất lợi nhuận.

Theo dữ liệu của Refinitiv, EPS của các công ty S&P 500 dự kiến sẽ giảm 2,2% trong quý IV so với cùng kỳ năm trước. Đây sẽ là lần giảm đầu tiên của EPS kể từ quý III/2020 khi các công ty phải vật lộn với sự bùng phát của đại dịch Covid-19.

Chỉ số S&P 500 đã tăng khoảng 3,8% tính tới thời điểm hiện tại trong năm nay sau khi giảm hơn 19% vào năm ngoái, mức giảm hàng năm lớn nhất kể từ năm 2008.

Thị trường chứng khoán Mỹ sẽ đóng cửa vào thứ Hai (16/1) do là ngày kỷ niệm ngày sinh của Mục sư Martin Luther King Jr.

Ngân hàng Trung ương Nhật bản

Các nhà đầu tư sẽ rất nóng lòng chờ đợi kết luận của cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày của BOJ vào thứ Tư (18/1) trong bối cảnh suy đoán rằng các nhà hoạch định chính sách có thể thực hiện các bước điều chỉnh tiếp theo đối với chính sách kiểm soát đường cong lợi suất, giai đoạn đầu tiên của việc loại bỏ dần các biện pháp kích thích lớn.

BOJ đã khiến thị trường bất ngờ vào tháng trước khi mở rộng biên độ xung quanh mục tiêu lợi suất trái phiếu 10 năm, một động thái mà các nhà đầu tư coi là khúc dạo đầu cho một đợt tăng lãi suất trong tương lai.

Dấu hiệu mở rộng áp lực lạm phát đã củng cố kỳ vọng rằng BOJ cuối cùng sẽ bình thường hóa chính sách tiền tệ.

Giá tiêu dùng cốt lõi của Tokyo đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong bốn thập kỷ vào tháng 12, vượt mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương trong tháng thứ bảy liên tiếp.

Dữ liệu kinh tế Trung Quốc

Trung Quốc sẽ công bố dữ liệu về GDP quý IV và cả năm vào thứ Ba (17/1), cùng với dữ liệu tháng 12 về doanh số bán lẻ, đầu tư và sản lượng công nghiệp. Các nhà kinh tế hiện dự đoán doanh số bán lẻ sẽ giảm 7,8% và là tháng giảm thứ tư liên tiếp.

Nhưng trong bối cảnh Trung Quốc mở cửa trở lại nhanh chóng, trọng tâm của các nhà đầu tư đang chuyển sang triển vọng phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Việc đi lại tăng mạnh trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán bắt đầu vào ngày 21/1 đã làm dấy lên lo ngại rằng điều này sẽ gây ra sự gia tăng các ca nhiễm Covid.

Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tại Davos

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) sẽ tổ chức cuộc họp mùa đông đầu tiên kể từ trước đại dịch vào tuần này tại khu nghỉ mát trượt tuyết Davos của Thụy Sĩ, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo thế giới, các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu.

Trong chương trình nghị sự về các vấn đề xung quanh cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, mối đe dọa của thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan, đối đầu địa chính trị và thất bại trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu, là những rủi ro hàng đầu trong hai năm tới theo khảo sát của các thành viên WEF.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đều sẽ tham dự.

Tin bài liên quan