Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thị trường chứng khoán Mỹ sẽ đóng cửa vào thứ Hai (26/12) để kỷ niệm Ngày lễ Giáng sinh. Trong khi đó, dữ liệu kinh tế trong tuần này với phần lớn nền kinh tế và các doanh nghiệp khá nhẹ nhàng và tạm nghỉ cho đến năm sau.
Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này

Hiệu ứng Santa Claus Rally

Khi các nhà đầu tư quay trở lại thị trường vào ngày thứ Ba (27/12), giới đầu tư đang kỳ vọng sẽ có Hiệu ứng Santa Claus Rally - hay còn gọi là sóng “Ông già Noel” - một đợt tăng giá theo mùa trên thị trường chứng khoán diễn ra vào cuối tháng 12. Nhưng với áp lực bán vẫn còn do lo ngại về suy thoái kinh tế sắp xảy ra, mô hình thuận lợi theo mùa sẽ khó có thể diễn ra trong năm nay.

Hiệu ứng Santa Claus Rally thường được định nghĩa là 5 ngày giao dịch cuối cùng của năm và 2 ngày đầu tiên của năm mới, và Yale Hirsch là người đặt ra thuật ngữ ngày và đề cập trong cuốn sách Traders Almanac năm 1972.

Theo dữ liệu từ LPL Financial, chỉ số S&P 500 đã từng đạt mức tăng trung bình 1,3% kể từ năm 1950 trong giai đoạn này.

Quan trọng hơn, Hiệu ứng Santa Claus Rally thường được xem là một chỉ báo cho hoạt động của thị trường trong tương lai. LPL Financial chỉ ra rằng chỉ số S&P 500 có lịch sử hoạt động kém hiệu quả vào tháng 1 và trong năm tiếp theo khi đợt phục hồi cuối năm không diễn ra.

Chris Zaccarelli, giám đốc đầu tư của Independent Advisor Alliance cho biết: “Không phải là quá muộn cho Santa Claus Rally, nhưng thật không may, dữ liệu lạm phát tích cực đã bị lu mờ bởi ngôn từ cứng rắn của Fed và cuộc suy thoái sắp tới mà họ có thể đưa ra các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ của mình”.

Tính tới thời điểm hiện tại trong năm 2022, chỉ số S&P 500 đang trên đà ghi nhận hiệu suất hàng năm tồi tệ nhất kể từ Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Điều này cũng sẽ đánh dấu sự kết thúc ba năm tăng điểm liên tiếp của thị trường chứng khoán Mỹ và sự sụt giảm nghiêm trọng từ năm 2021 sau khi chỉ số S&P 500 tăng gần 27%.

Phần lớn trong số đó là nhờ các hành động lịch sử của các ngân hàng trung ương toàn cầu, vốn đã tăng lãi suất liên tục để kiềm chế lạm phát cao nhất trong nhiều thập kỷ sau một thời gian kích thích tài khóa trên diện rộng. Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã tăng lãi suất tổng cộng 4,25% trong năm nay, mức cao nhất kể từ năm 1980, đồng thời báo hiệu rằng các đợt tăng lãi suất tiếp theo có thể xảy ra trong năm tới.

Sau khi các ngân hàng trung ương thực hiện đợt tăng cuối cùng của năm vào tuần trước, thị trường chứng khoán đã trải qua đợt rút vốn tồi tệ nhất từ trước đến nay, ghi nhận dòng vốn chảy ra gần 42 tỷ USD dựa theo dữ liệu của EPFR Global.

Các ngân hàng phố Wall dự kiến sẽ cắt giảm tiền thưởng cuối năm

Tình hình kinh tế khó khăn và nguy cơ suy thoái gia tăng đã khiến nhiều ngân hàng tại Anh và Mỹ xem xét cắt giảm thù lao và thậm chí là sa thải bớt nhân sự.

Nhiều ngân hàng đang ước tính khoản tiền thưởng năm nay sẽ giảm 30% - 50% so với năm trước, trong khi một số người có thể không nhận được bất kỳ tiền thưởng nào do hoạt động kinh doanh không thuận lợi và tình hình kinh tế ảm đạm.

Trong năm nay, số lượng các thương vụ M&A và chào bán cổ phiếu đã giảm tốc đáng kể do những biến động trên thị trường chứng khoán và áp lực lãi suất gia tăng đã làm ảnh hưởng đến định giá.

Trong khi đó, trong năm ngoái, ngân hàng là lĩnh vực đã có những khoản chia thưởng cao nhất kể từ năm 2006 khi nền kinh tế phục hồi sau đại dịch.

Trung Quốc thay đổi chính sách thông báo số ca nhiễm

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết sẽ không công bố dữ liệu số ca nhiễm hàng ngày kể từ Chủ Nhật (25/12).

“Thông tin liên quan về Covid sẽ được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc công bố để tham khảo và nghiên cứu”, NHC cho biết trong một tuyên bố mà không nêu rõ lý do thay đổi hoặc tần suất mà CDC Trung Quốc sẽ cập nhật thông tin về Covid.

Trung Quốc hiện đang dần nới lỏng các biện pháp kiểm soát Covid-19 trong nước từ đầu tháng 12/2022 và dự kiến nước này sẽ mở cửa hoàn toàn nền kinh tế trở lại vào quý II/2023. Điều này dự kiến sẽ mang lại tác động tích cực cho nền kinh tế toàn cầu nói chung khi nhu cầu hồi phục trở lại.

Tin bài liên quan