Cổ phiếu để kéo dài đà hồi phục?
Thị trường chứng khoán Mỹ đã hồi phục trong tuần qua sau chuỗi giảm điểm hàng tuần dài nhất trong nhiều thập kỷ, với dữ liệu kinh tế tốt hơn dự kiến dẫn tới kỳ vọng Fed có thể không cần thắt chặt chính sách tiền tệ nhiều như lo ngại trước đây.
Cả ba chỉ số chính của Mỹ đều đạt mức tăng lớn trong tuần qua với mỗi chỉ số đều tăng hơn 6%. Cả S&P 500 và Nasdaq Composite đều phá vỡ chuỗi giảm điểm 7 tuần liên tiếp trong khi là 8 tuần đối với chỉ số Dow Jones.
Dữ liệu vào thứ Sáu (27/5) cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng đã tăng hơn dự kiến trong tháng 4 và cũng chỉ ra rằng lạm phát đã chậm lại.
Fed đã tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản tính tới thời điểm hiện tại trong năm nay và các thị trường đang định giá các đợt tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 6 và tháng 7.
Một số nhà phân tích thị trường hiện cho rằng lo ngại về tác động kinh tế của lãi suất cao hơn vào thời điểm lạm phát có thể đạt đỉnh đồng nghĩa với việc ngân hàng trung ương có thể tạm dừng chu kỳ thắt chặt vào tháng 9.
Thị trường chứng khoán Mỹ sẽ đóng cửa vào ngày thứ Hai (30/5) vì là Ngày Tưởng niệm.
Alex Chaloff, đồng trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại Bernstein Private Wealth Management cho biết, thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản tại mỗi cuộc họp trong hai cuộc họp tiếp theo. Điều đó có thể có nghĩa là thị trường sẽ không ổn định trong suốt giai đoạn đó, nhưng khi Fed quay trở lại tốc độ tăng 25 điểm cơ bản, thị trường sẽ phục hồi một cách khó khăn.
“Tôi nghĩ rằng đây là giai đoạn đầu của sự phục hồi nhưng chúng ta có cuộc họp của Fed vào tháng 6 và tháng 7. Nó sẽ có tác động đến thị trường. Nó sẽ có cảm giác bồn chồn khi Fed thừa nhận rằng họ có việc phải làm. Chúng tôi không nói đây là mức giá thấp. Nhưng thật tuyệt khi thấy các thị trường phản ứng một cách thích hợp với dữ liệu vĩ mô vững chắc”, ông cho biết.
Phát biểu của Fed
Các nhà đầu tư sẽ có cơ hội nghe ý kiến từ một số nhà hoạch định chính sách của Fed về triển vọng kinh tế trong tuần này.
Fed cũng sẽ phát hành Báo cáo Beige Book với Tường thuật tóm tắt về tình hình kinh tế hiện tại nhằm cung cấp những đánh giá định tính về tình hình kinh tế vào thứ Tư (2/6), trong đó xem xét các điều kiện kinh tế địa phương ở mỗi quận trong số 12 quận của Fed.
Dữ liệu PMI của Trung Quốc
Nền kinh tế Trung Quốc đã có dấu hiệu phục hồi trong tháng 5 sau sự sụt giảm trong tháng 4 nhưng hoạt động yếu hơn so với năm ngoái và nhiều nhà phân tích dự đoán hoạt động trong quý II sẽ giảm.
Các nhà đầu tư cũng lo ngại về việc thiếu một lộ trình để thoát khỏi chiến lược Zero Covid của nước này.
Bắc Kinh sẽ công bố chỉ số PMI sản xuất và phi sản xuất vào thứ Ba (1/6) và thứ Tư (2/6) mà các nhà kinh tế dự kiến sẽ duy trì ở mức dưới 50, cho thấy sự thu hẹp vào tháng 5.
Trung Quốc đã công bố một loạt các biện pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế và Thủ tướng Lý Khắc Cường cam kết sẽ sớm thực hiện các hướng dẫn chi tiết.
Thượng Hải đang đặt mục tiêu thoát khỏi tình trạng phong toả vào ngày 1/6 trong khi Bắc Kinh đã mở cửa trở lại một số phương tiện giao thông công cộng vào Chủ nhật (29/5) cũng như một số trung tâm mua sắm khi tình trạng lây nhiễm ổn định.
Lạm phát khu vực đồng tiền chung châu Âu
Khu vực đồng euro sẽ công bố ước tính lạm phát nhanh nhất vào thứ Ba (1/6), với các nhà kinh tế dự kiến chỉ số giá tiêu dùng sẽ đạt mức cao kỷ lục khác là 7,7% trong tháng 5, tăng từ mức 7,4% trong tháng 4.
Điều đó sẽ củng cố kỳ vọng về việc bình thường hóa chính sách tại ECB, dự kiến sẽ tổ chức cuộc họp tiếp theo vào ngày 9/6.
Các nhà kinh tế và thị trường đang kỳ vọng ECB sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 7 nhưng việc ghi nhận lạm phát tăng mạnh có thể thúc đẩy cuộc thảo luận về một động thái lớn hơn mà một số quan chức ECB đã thúc đẩy.
Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết rằng lãi suất huy động sẽ bắt đầu tăng vào tháng 7 và có thể ở mức 0 hoặc "cao hơn một chút" vào cuối tháng 9 trước khi đưa lãi suất về "theo hướng lãi suất trung lập".