Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các nhà đầu tư sẽ xem xét các biên bản của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và dữ liệu doanh số bán lẻ mới nhất của Mỹ vào tuần này để đưa ra định hướng.
Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này

Biên bản cuộc họp của Cục dự trữ liên bang (Fed)

Vào thứ Tư (18/6), Fed sẽ công bố biên bản cuộc họp tháng 7. Biên bản này có thể nhận ra được quan điểm của các nhà hoạch định chính sách về thời điểm bắt đầu thu hẹp chương trình mua trái phiếu hàng tháng của Fed, cũng như đánh giá của Fed về triển vọng kinh tế.

Tháng trước, các quan chức Fed tuyên bố sự phục hồi vẫn tiếp tục duy trì bất chấp sự gia tăng của biến thể delta. Báo cáo việc làm tháng 7 mạnh hơn dự kiến đã khiến một số nhà hoạch định chính sách đề xuất việc cắt giảm mua tài sản có thể bắt đầu sớm hơn dự kiến.

Jim O'Sullivan, trưởng chiến lược gia vĩ mô thị trường Mỹ tại TD Securities cho biết: "Tôi biết một số quan chức Fed đang thúc đẩy điều đó xảy ra tại cuộc họp tháng 9, nhưng điều đó rất khó xảy ra. Tháng 11 là thời điểm có khả năng Fed sẽ cắt giảm chương trình mua tài sản nếu hai báo cáo việc làm tiếp theo đủ mạnh, nhưng tháng 12 có khả năng là thời điểm thông báo chính thức”.

Doanh số bán lẻ của Mỹ

Nền kinh tế Mỹ đang phát triển mạnh mẽ nhưng sự lan rộng của biến thể delta vẫn là yếu tố khó lường. Do đó, dữ liệu kinh tế sắp tới sẽ cung cấp cái nhìn sâu rộng hơn về nhu cầu tiêu dùng sau khi báo cáo vào thứ Sáu (13/8) cho thấy niềm tin của người tiêu dùng giảm xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ. Trong khi đó, chi tiêu của người tiêu dùng chiếm khoảng 70% sản lượng kinh tế Mỹ.

Các nhà đầu tư sẽ theo dõi dữ liệu doanh số bán lẻ của Mỹ được công bố vào thứ Ba (17/8) để xem xét liệu sự thay đổi trong chi tiêu từ hàng hóa sang lĩnh vực du lịch, giải trí và dịch vụ (không được phản ánh trong doanh số bán lẻ). Các nhà kinh tế đang dự báo mức giảm 0,2% cho doanh số bán lẻ trong bối cảnh doanh số bán ô tô dự kiến ​​sẽ giảm mạnh.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bán lẻ cũng sẽ công bố KQKD trong tuần này. Đây cũng là dữ liệu để đánh giá mức chi tiêu của người tiêu dùng trong bối cảnh biến thể delta vẫn đang lây lan. Các nhà đầu tư sẽ theo dõi những thông tin chi tiết về cách các nhà bán lẻ đối phó với tình trạng giá cả tăng cao và thị trường lao động thiếu hụt.

Theo Refinitiv IBES, tăng trưởng lợi nhuận của S&P 500 dự kiến ​​sẽ tăng 93,1%, cao hơn nhiều so với kỳ vọng trước đó là 65,4%.

Trung Quốc phục hồi

Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp kiểm tra hàng loạt và hạn chế đi lại để đối phó với đợt bùng phát Covid-19 lớn nhất kể từ những ngày đầu của đại dịch, điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế.

Một số ngân hàng đầu tư ở Phố Wall bao gồm cả Goldman Sachs tuần trước đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc cho thời gian còn lại của năm.

Dữ liệu về doanh số bán lẻ, sản xuất công nghiệp và đầu tư tài sản cố định tháng 7 của Trung Quốc được công bố vào thứ Hai (16/8) sẽ cho thấy nền kinh tế Trung Quốc phát triển như thế nào trong tháng 7. Các con số được dự báo ​​sẽ chậm lại và làm tăng thêm lo ngại rằng sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang dần mất đà và cũng kéo theo tác động tới một số nền kinh tế khác.

Bên cạnh đó, sự phục hồi sau đại dịch đang diễn ra không đồng đều ở Trung Quốc với nhu cầu xuất khẩu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khi nhu cầu trong nước quay trở lại chậm hơn.

New Zealand tăng lãi suất

Ngân hàng Dự trữ New Zealand sẽ có cuộc họp vào thứ Tư (18/6) và khả năng sẽ trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên tăng lãi suất kể từ khi đại dịch xuất hiện.

Dữ liệu việc làm mạnh mẽ đã củng cố kỳ vọng về một đợt tăng lãi suất. Đây sẽ là mức tăng lãi suất đầu tiên của New Zealand kể từ giữa năm 2014. Điều này hoàn toàn trái ngược với năm 2020, khi Ngân hàng Dự trữ New Zealand giảm lãi suất xuống còn 0,25%.

Tin bài liên quan