Các quỹ cạnh tranh hút vốn từ ngân hàng

Các quỹ cạnh tranh hút vốn từ ngân hàng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các nhà quản lý quỹ toàn cầu bắt đầu năm mới với tư duy lạc quan, khi hơn 40% kỳ vọng năm 2024 tránh được suy thoái và các nền kinh tế lớn sẽ “hạ cánh mềm”.

Cuộc khảo sát nhà quản lý quỹ toàn cầu tháng 1/2024 của Bank of America có 256 thành viên tham gia, tài sản quản lý trị giá 669 tỷ USD cho thấy, số người được hỏi mong đợi không có suy thoái kinh tế trong năm nay đã tăng từ 33% trong tháng trước lên 41%.

Rủi ro lớn nhất về suy thoái kinh tế toàn cầu trong tháng 12/2023 thậm chí không có trong danh sách rủi ro của tháng 1/2024. Thay vào đó, những người được hỏi lo ngại về tình hình địa chính trị xấu đi, nền kinh tế “hạ cánh cứng” và lạm phát cao hơn.

Trong số những người đã dự báo suy thoái trong năm 2024, 25% cho rằng, điều đó sẽ không xảy ra cho đến nửa cuối năm.

Về lãi suất, Bank of America cho biết, những người được hỏi “chưa bao giờ lạc quan về lãi suất ngắn hạn như vậy” kể từ khi bắt đầu cuộc khảo sát vào tháng 4/2001, với mức kỷ lục 91% mong đợi lãi suất ngắn hạn sẽ thấp hơn trong 12 tháng tới. Con số này tăng từ 87% trong tháng cuối năm 2023. Có kỳ vọng rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tiến hành cắt giảm lãi suất trong năm 2024.

Những người được hỏi tiếp tục đặt tỷ trọng vào cổ phiếu trong tháng thứ ba sau 18 tháng phân bổ tỷ trọng thấp từ tháng 5/2022 đến tháng 10/2023.

Họ đặc biệt tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu của Mỹ và các thị trường mới nổi, đồng thời giảm tỷ trọng đối với cổ phiếu của Anh, Eurozone và Nhật Bản.

Có 40% nhà đầu tư nhận định, nền kinh tế sẽ yếu hơn trong 12 tháng tới, giảm 10 điểm phần trăm so với tháng trước, mức đo tâm lý lạc quan nhất kể từ tháng 2/2022.

Tỷ trọng tiền mặt của các quỹ tăng nhẹ từ 4,5% lên 4,8%, khi sự lạc quan về thị trường trái phiếu giảm bớt.

Quỹ tiền mặt thắng lớn trong năm 2023 vừa qua, thu hút dòng vốn vào lên tới 4,4 tỷ bảng Anh, nhiều hơn tổng cộng 8 năm trước đó.

Trên thực tế, các quỹ thị trường tiền tệ nở rộ trong năm 2023, nhưng điều gì cũng có mặt trái. Các chuyên gia cho rằng, thực tế đó có thể không có lợi cho toàn xã hội.

Quỹ tiền mặt thắng lớn trong năm vừa qua, thu hút dòng vốn vào là 4,4 tỷ bảng Anh, nhiều hơn tổng cộng 8 năm trước đó.

Ông Craig Inches, người đứng đầu bộ phận lãi suất và tiền mặt tại Royal London Asset Management (RLAM) nhận xét, họ “không cần phải đắn đo”, không chỉ vì lợi suất hấp dẫn, mà các nhà đầu tư có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ quỹ thị trường tiền tệ hoặc quỹ trái phiếu chính phủ ngắn hạn hơn là gửi vào ngân hàng.

Theo Moneyfactscompare, tài khoản tiết kiệm thanh toán tốt nhất hiện nay là tài khoản truy cập tức thì của Ngân hàng Metro, mang lại lãi suất 5,22%. Quỹ thị trường tiền tệ trả lương cao nhất hiện nay là Insight ILF GBP Liquidity mang lại tỷ suất lợi nhuận 5,39%.

Ông Duncan MacInnes, Giám đốc đầu tư, Công ty Đầu tư Ruffer cho hay: “Có những ngân hàng bán tài khoản tiết kiệm với lãi suất 1,5% và số tiền đó phải chịu thuế. Nhưng giờ đây, mọi người có thể rút tiền từ ngân hàng và mua trái phiếu chính phủ với lãi suất 5%, với lợi nhuận được miễn thuế. Đó là một điều tuyệt vời không cần phải bàn cãi”. Vì tin chắc vào điều này nên danh mục đầu tư của Ruffer mà ông quản lý có đến 48% tài sản là trái phiếu ngắn hạn.

Mặc dù ủng hộ phương thức đầu tư trên, nhưng ông Duncan MacInnes cũng nhận ra rằng, vấn đề bắt đầu xuất hiện khi mọi người chọn gửi tiền vào quỹ thị trường tiền tệ, thay vì tài khoản tiết kiệm ngân hàng. “Đó là một bi kịch của cộng đồng”, ông đề cập đến tình huống khái niệm trong đó các cá nhân có quyền truy cập vào một nguồn tài nguyên chung hành động vì lợi ích riêng của họ và cuối cùng làm cạn kiệt nguồn tài nguyên đó, gây tổn hại cho chính họ và phần còn lại của xã hội.

“Điều đó có thể hợp lý với tôi, nhưng nếu tất cả chúng ta đều làm như vậy thì sẽ gây ra vấn đề, vì nếu tôi rút tiền gửi, ngân hàng không thể sử dụng số tiền đó để cho doanh nghiệp nhỏ vay hoặc mở khoản thế chấp cho người vay khác”, ông Duncan MacInnes giải thích.

“Vì vậy, những gì nó làm là hút tiền về phía trung tâm của hệ thống tài chính, hút cạn năng lượng tiền tệ khỏi hệ thống và khiến các ngân hàng không thể trở thành trung gian của thị trường vốn”.

Tin bài liên quan