Các nhân tố tác động đến giá trị tài sản của DN

Các nhân tố tác động đến giá trị tài sản của DN

(ĐTCK-online) Vai trò của người điều hành DN là làm tăng giá trị tài sản nhằm tối đa hóa lợi ích cổ đông dưới hình thức kinh doanh hợp pháp theo trách nhiệm được giao phó.

 Quản trị tài chính DN là việc sử dụng chiến lược cụ thể nhằm đạt được mục tiêu tài chính đề ra. Như việc DN sẽ huy động và quản lý nguồn vốn như thế nào, đầu tư vào đâu, tỷ lệ chia cổ tức bao nhiêu, DN có nên mua bán hay sáp nhập với DN cùng ngành khác hay không?

 

Giá trị tài sản của DN qua bảng cân đối kế toán

Vai trò của ban giám đốc là làm tăng giá trị tài sản của DN. Từ đó, đưa ra quyết định mang tính chiến lược tác động lên tình hình tài chính của công ty. Qua việc đánh giá giá trị của các tài sản sẵn có dựa trên nhiều khía cạnh, ban giám đốc có thể nhìn lại hiệu quả của quyết định được đưa ra trong từng thời điểm cụ thể. Có rất nhiều phương pháp để xác định giá trị DN, bao gồm việc sử dụng bảng cân đối kế toán, loại trừ các khoản nợ ra khỏi tài sản để có được giá trị vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, yếu tố đầu tiên cần cân nhắc là tài sản DN được ghi chép giá trị tại một thời điểm trong quá khứ mà bỏ qua tầm quan trọng của thương hiệu, danh tiếng, năng lực cạnh tranh. Điều này không được hiển thị trong bảng cân đối kế toán. Đó là nhân tố có khả năng tác động đến việc kiến tạo lợi nhuận của DN. Do vậy, phương pháp xác định giá trị DN qua bảng cân đối kế toán đơn giản nhưng không chính xác.

 

Tiền và lợi nhuận

Cách khác được sử dụng để xác định giá trị DN là việc xem xét dòng tiền tương lai. Đồng tiền hôm nay có giá trị hơn so với đồng tiền ngày mai, phương pháp xác định giá trị DN dựa trên dòng tiền là việc chiết khấu lượng tiền thu được trong tương lai về thời điểm hiện tại để có cái nhìn chính xác hơn về tình hình tài chính của DN. Quyết định tài chính được đưa ra có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của DN. Trong đó, tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của DN có quan hệ mật thiết. Tài sản lưu động của DN nằm trong một chu kỳ bắt đầu với việc sử dụng tiền để mua máy công cụ phục vụ cho sản xuất - kinh doanh hay nguyên vật liệu. Sau đó, tiền sẽ được sử dụng để chuyển hoá nguyên vật liệu thành sản phẩm. Hoạt động bán hàng sẽ biến thành phẩm thành tiền mặt hay nợ phải thu. Mục tiêu cuối cùng của DN là tăng lượng tiền mặt ở cuối chu kỳ so với đầu chu kỳ.

Sự thay đổi về dòng tiền không giống như lợi nhuận kế toán. DN có thể báo cáo tỷ lệ lợi nhuận đồng nhất, nhưng báo cáo kết quả kinh doanh lại không phản ánh một số yếu tố quan trọng như việc kéo dài thời gian thu hồi nợ, mà điều này làm lượng tiền giảm xuống. Hay việc DN sản xuất nhiều sản phẩm hơn so với nhu cầu thị trường dẫn đến tăng lượng hàng tồn kho, làm tăng giá trị tài sản lưu động xuất hiện trong bảng cân đối kế toán, mà không cân nhắc đến khoản tiền lớn tiêu tốn để sản xuất ra khối lượng sản phẩm tồn kho đó. 

Cũng có sự khác biệt giữa tiền và vốn. Vốn chủ sở hữu là tổng giá trị của cổ phần và lợi nhuận luỹ kế. Một số NĐT biết rằng, lợi nhuận luỹ kế được ví như tiền trong tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu nằm ở bên đối nghịch trong bảng cân đối kế toán so với tiền mặt. Lợi nhuận luỹ kế là một phần tài sản của DN và nếu lượng tiền quá thấp thì không thể khai thác được. Có thể nói, lợi nhuận luỹ kế thể hiện khoản tiền đã được sử dụng rồi.

Thông thường vốn chủ sở hữu thay đổi dựa trên ba 3 yếu tố chính:

- Kết quả kinh doanh lỗ/lãi;

- Tỷ lệ trả cổ tức;

- Các hoạt động tài chính làm tăng/giảm cổ phần.

Sự thay đổi về tiền được thể hiện trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ và được phân chia ra làm ba loại là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính.