Các nhà đầu tư rút ròng 50 tỷ USD khỏi các quỹ trái phiếu thị trường mới nổi từ đầu năm 2022

Các nhà đầu tư rút ròng 50 tỷ USD khỏi các quỹ trái phiếu thị trường mới nổi từ đầu năm 2022

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các nhà đầu tư đã rút ròng 50 tỷ USD từ các quỹ trái phiếu thị trường mới nổi từ đầu năm nay, dấu hiệu mới nhất cho thấy việc thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ ở các nền kinh tế phát triển và căng thẳng ở Ukraine đã khơi mào cho một cuộc tháo chạy khỏi các tài sản tài chính.

Theo dữ liệu từ JPMorgan, dòng vốn rút ròng từ các quỹ trái phiếu các thị trường mới nổi kể từ đầu năm 2022 đến nay là mức bán ròng lớn nhất trong ít nhất 17 năm, tồi tệ hơn nhiều so với mức được ghi nhận trong thời kỳ lo ngại nghiêm trọng về nền kinh tế Trung Quốc vào năm 2015.

Dòng tiền mua/bán ròng trên thị trường trái phiếu các nền kinh tế mới nổi
Dòng tiền mua/bán ròng trên thị trường trái phiếu các nền kinh tế mới nổi

Marco Ruijer, Giám đốc danh mục các thị trường mới nổi tại William Blair cho biết: “Điều đó khá là kịch tính, sự kết hợp của lạm phát toàn cầu tăng vọt, thắt chặt chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương và xung đột Nga-Ukraine đã lên đến đỉnh điểm là một cơn bão hoàn hảo cho thị trường mới nổi”.

Sự chuyển hướng mạnh mẽ khỏi trái phiếu của các thị trường mới nổi thường được coi là rủi ro hơn các trái phiếu thị trường phát triển đã kéo giá trái phiếu giảm mạnh trong năm nay. Chỉ số trái phiếu chính phủ tại thị trường mới nổi bằng đồng đô la - JPMorgan EMBI Global Diversified - đã mang lại tổng lợi nhuận là âm 18,6% vào năm 2022 và là mức giảm mạnh nhất kể từ khi chỉ số này được thiết lập.

Chỉ số JPMorgan EMBI Global Diversified

Chỉ số JPMorgan EMBI Global Diversified

Các thị trường mới nổi đã phải hứng chịu những ảnh hưởng tiêu cực do tình hình tài chính căng thẳng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ngay cả trước khi những thách thức xảy ra trong năm nay.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất nhiều lần trong năm nay và các kế hoạch tăng lãi suất thêm trong thời gian tới, đặc biệt ảnh hưởng tiêu cực tới các thị trường mới nổi và làm xói mòn một số sức hấp dẫn của trái phiếu được bán bởi các tổ chức phát hành có mức tín nhiệm thấp hơn. Một số nhà đầu tư cũng lo lắng rằng chính sách tiền tệ thắt chặt hơn của Mỹ và áp lực kinh tế ngày càng tăng ở các thị trường lớn khác như Đức và Ý đã làm tăng rủi ro của một cuộc suy thoái kinh tế trên diện rộng.

“Trước khi Fed bắt đầu tăng lãi suất, thị trường trái phiếu đã không có diễn biến tích cực và sau đó thị trường bắt đầu quay đầu lo sợ về một cuộc suy thoái, điều này gây ra một đợt bán tháo khác”, ông Marco Ruijer cho biết.

Mặt khác, cú sốc toàn cầu về giá hàng hóa do xung đột Nga-Ukraine lại mang lại lợi ích cho một số quốc gia đang phát triển xuất khẩu nguyên liệu thô.

“Một phần lớn thế giới của chúng ta là các nhà xuất khẩu hàng hóa, vì vậy rất nhiều quốc gia đó được hưởng lợi một cách bất ngờ”.

Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu năng lượng lớn như Thổ Nhĩ Kỳ đang phải đối mặt với một đòn giáng nặng nề từ giá nguyên liệu thô như giá dầu đang tăng cao. Vì hầu hết các hàng hóa được định giá bằng đô la, nên sự suy yếu của đồng tiền của các nước thị trường mới nổi so với đồng bạc xanh làm tăng áp lực chi phí này lên.

Trong khi cơ hội vẫn tồn tại, triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm và kỳ vọng rằng giá hàng hóa sẽ giảm do suy thoái có nghĩa là các nhà đầu tư đã “đặt lệnh bán”.

Cristian Maggio, chiến lược gia các thị trường mới nổi tại TD Securities cho biết: “Những tài sản này có xu hướng tương quan dương với chu kỳ kinh tế. Các nhà đầu tư đã bị ngăn cản việc tiếp xúc nhiều với các thị trường mới nổi bởi thực tế là triển vọng tăng trưởng đang xấu đi từng ngày".

Tin bài liên quan