Các nhà đầu tư quốc tế lo ngại về sự không chắc chắn xung quanh quy định của Trung Quốc

Các nhà đầu tư quốc tế lo ngại về sự không chắc chắn xung quanh quy định của Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các nhà đầu tư quốc tế cảm thấy bối rối và không chắc chắn sau phiên bán tháo hôm 27/7 của chứng khoán Trung Quốc và rủi ro đã bắt đầu thâm nhập vào thị trường tiền tệ và thị trường trái phiếu.

Sự gia tăng tỷ trọng cổ phiếu Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây đồng nghĩa với việc các nhà quản lý quỹ bị ảnh hưởng nhiều hơn bao giờ hết khi Bắc Kinh đang tìm cách giảm bớt sự thống trị của một số công ty công nghệ, gọi xe và thậm chí cả giáo dục tư nhân.

Sự sụt giảm hôm 27/7 bao gồm sự sụt giảm 9% của gã khổng lồ internet Tencent, mức tồi tệ nhất trong một thập kỷ qua khi mạng xã hội WeChat của họ tạm ngừng đăng ký người dùng mới trong khi nó được nâng cấp "để phù hợp với tất cả các luật và quy định liên quan".

Chỉ số CSI 300 đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 8 tháng, đồng nhân dân tệ chạm mức thấp nhất kể từ tháng 4.

Đối với các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ, chỉ số Nasdaq Golden Dragon Trung Quốc của các cổ phiếu công nghệ Trung Quốc niêm yết tại New York đã giảm 20% kể từ ngày 23/7 và xóa sạch 500 tỷ USD vốn hoá.

Sean Darby tại Jefferies cho biết: “Ám ảnh về sự can thiệp của nhà nước vào việc kiểm soát khu vực tư nhân đã tạo ra một đỉnh điểm của việc bán tháo hoảng loạn”.

William Russell, người đứng đầu bộ phận đầu tư cổ phiếu tại Allianz Global Investors cho biết các động thái này đã khiến các nhà đầu tư mù mờ.

"Một câu hỏi quan trọng là các nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc đang cố gắng đạt được điều gì? Một điều rõ ràng là: Bắc Kinh muốn ngăn các công ty trở nên quá thống trị”, ông nhận định.

Trung Quốc đang chuẩn bị ban hành Luật bảo vệ thông tin cá nhân, trong đó kêu gọi các nền tảng công nghệ áp dụng các biện pháp chặt chẽ hơn để đảm bảo lưu trữ an toàn dữ liệu người dùng.

Nhà tư vấn công nghệ Zhou Zhanggui của một công ty công nghệ có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết, các nhà đầu tư đã phản ứng quá mức trước sự "cải chính" của các công ty công nghệ Trung Quốc.

Viện Tài chính Quốc tế (IIF) ước tính thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bị rút ròng 600 triệu USD vào 27/7 và 2 tỷ USD vào 26/7.

Đợt bán tháo hôm 26/7 được kích hoạt bởi một cuộc đàn áp đối với ngành giáo dục tư nhân trị giá khiến cổ phiếu của các nhà cung cấp dịch vụ dạy kèm như New Oriental Education & Tech Group và Scholar Education Group giảm hơn 45%.

Rand Wrighton, người đứng đầu bộ phận cổ phiếu quốc tế tại Barrow Hanley Global Investors cho biết: “Việc bán tháo đang tạo ra rủi ro là bạn có một số ảnh hưởng từ tất cả các cổ phiếu của Trung Quốc”.

Quỹ ETF ARK Invest do nhà quản lý quỹ nổi tiếng Cathie Wood đứng đầu cho biết họ đã bán tháo cổ phiếu của Alibaba, Baidu, Tencent, KE Holdings và Byd.

Các ngân hàng đầu tư ước tính các nhà đầu tư Mỹ nắm giữ khoảng 1 nghìn tỷ USD cổ phiếu công nghệ và internet của Trung Quốc, hoặc mua cổ phiếu Trung Quốc thông qua hình thức Biên lai lưu ký của Mỹ (ADR) mà Washington cũng đã kiểm soát trong năm qua.

Gael Combes, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu cơ bản tại Unigestion cho biết: “Đó chắc chắn là một lời nhắc nhở các nhà đầu tư về những rủi ro ở các thị trường mới nổi”.

Trong khi thị trường đã biết các doanh nghiệp nhà nước được sử dụng để thí điểm nền kinh tế, "các công ty công nghệ, internet và fintech được định giá gần với mức định giá mà chúng tôi có ở Mỹ, và do đó không giảm thiểu rủi ro pháp lý", ông nói.

Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu cũng bị ảnh hưởng. Trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Trung Quốc đã giảm 0,35%. Trái phiếu của công ty bất động sản Evergrade hiện đã giảm một nửa giá kể từ cuối tháng 5 trong bối cảnh lo ngại về triển vọng sắp tới.

Tin bài liên quan