Các ngân hàng trung ương: Đồng USD sẽ duy trì sự thống trị trong thập kỷ tới

Các ngân hàng trung ương: Đồng USD sẽ duy trì sự thống trị trong thập kỷ tới

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo một cuộc khảo sát hàng năm với các ngân hàng trung ương, đồng USD sẽ duy trì vị thế là đồng tiền dự trữ thống trị của thế giới trong thập kỷ tới, bất chấp những lời kêu gọi ngày càng tăng từ một số quốc gia về việc áp dụng các giải pháp thay thế đồng bạc xanh.

Nghiên cứu của Diễn đàn các định chế tài chính và tiền tệ chính thức (OMFIF) - một nhóm chuyên gia cố vấn về các ngân hàng trung ương của Anh - đã phát hiện ra rằng các ngân hàng trung ương quản lý gần 5.000 tỷ USD tài sản kết hợp đang kỳ vọng dự trữ bằng đồng đô la sẽ tiếp tục giảm theo tỷ lệ dự trữ toàn cầu ở “tốc độ từ từ”. Tuy nhiên, đồng đô la sẽ vẫn chiếm 54% tổng số trong 10 năm tới so với mức 58% hiện nay.

Trước đó, Tổng thống Brazil, Luiz Inácio Lula da Silva đã kêu gọi các thị trường mới nổi xem xét lại sự phụ thuộc của họ vào đồng bạc xanh tại một hội nghị thượng đỉnh ở Paris vào tuần trước. Tổng thống Nam Phi, Cyril Ramaphosa cho biết, “vấn đề tiền tệ” sẽ nằm trong “chương trình nghị sự” cho cuộc họp sắp tới của các quốc gia khối BRICS vào tháng 8.

Sự thống trị của đồng đô la đã giảm dần trong những thập kỷ gần đây khi vai trò của Mỹ trong thương mại toàn cầu suy yếu, trong khi việc đóng băng tài sản trị giá hơn 300 tỷ USD của Ngân hàng Trung ương Nga vào năm ngoái đã làm dấy lên những lời kêu gọi mới giữa một số nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới về việc tránh xa đồng tiền của Mỹ.

Nikhil Sanghani, Giám đốc điều hành của OMFIF cho biết: “Ý thức giảm đô la hóa phù hợp với xu hướng lịch sử trong 10 năm qua. Các nhà quản lý dự trữ đang nói với chúng tôi rằng không có khả năng có một xu hướng chính từ con đường đó”.

Cuộc khảo sát của OMFIF với 75 ngân hàng trung ương cho thấy, 16% ngân hàng trung ương có kế hoạch tăng tỷ lệ nắm giữ đồng đô la Mỹ trong vài năm tới, so với 10% ngân hàng trung ương dự định giảm tỷ lệ này.

Tuy nhiên, trong 10 năm tới, 6% các ngân hàng trung ương cho biết họ dự kiến sẽ giảm tỷ lệ nắm giữ đồng đô la.

Trung Quốc - quốc gia nắm giữ nhiều đồng tiền dự trữ lớn nhất thế giới - đã và đang thúc đẩy các quốc gia khác chấp nhận đồng tiền của mình nhiều hơn. Nhưng ông Nikhil Sanghani cho biết, các biện pháp trừng phạt đối với Nga đã khiến vấn đề địa chính trị trở thành "trọng tâm sắc nét hơn" và một số ngân hàng trung ương "sẽ xem xét căng thẳng của Mỹ với Trung Quốc và miễn cưỡng đầu tư vào Trung Quốc ngay bây giờ".

Nghiên cứu cho thấy, chỉ 13% ngân hàng trung ương cho biết họ dự kiến sẽ tăng tỷ lệ nắm giữ bằng đồng tiền của Trung Quốc, giảm từ hơn 30% vào năm ngoái.

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian 10 năm, 2/5 ngân hàng trung ương dự kiến sẽ bổ sung lượng nắm giữ đồng nhân dân tệ và dự báo rằng tỷ lệ dự trữ toàn cầu của đồng nhân dân tệ sẽ tăng từ khoảng 3% lên 6% vào năm 2033.

“Các nhà quản lý tiền tệ đang nói rằng trong 10 năm nữa chúng tôi muốn đi theo hướng đó nhưng bây giờ không phải là lúc để làm điều đó”, ông Nikhil Sanghani cho biết.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của OMFIF cho thấy, đồng euro có thể là đồng tiền hưởng lợi lớn nhất từ xu hướng rời xa đồng đô la và làm dịu tâm lý đối với Trung Quốc.

Đồng euro hiện chiếm khoảng 23% dự trữ toàn cầu, nhưng 14% ngân hàng trung ương tham gia khảo sát cho biết họ có kế hoạch tăng nắm giữ đồng euro trong 2 năm tới, đánh dấu một sự gia tăng lớn so với năm ngoái khi không có ngân hàng nào xem xét tăng dự trữ đồng euro.

Trong khi đó, cuộc khảo sát cũng cho thấy không một ngân hàng nào trong số 75 ngân hàng trung ương dự kiến lạm phát sẽ quay trở lại mức 2% trong 12 đến 24 tháng tới.

Báo cáo cho biết: “Các nhà quản lý tiền tệ ít tin tưởng rằng các ngân hàng trung ương khác trong ủy ban chính sách tiền tệ sẽ kiểm soát được lạm phát”.

Chỉ hơn một nửa số ngân hàng trung ương tham gia khảo sát dự kiến lạm phát sẽ vẫn ở mức từ 2% đến 4%, trong khi 48% cho rằng lạm phát sẽ nằm trong khoảng từ 4% đến 6% trong 12 đến 24 tháng tới.

Tin bài liên quan