Các ngân hàng trung ương bán trái phiếu Kho bạc Mỹ nhiều nhất kể từ năm 2014

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các ngân hàng trung ương ngoài Mỹ đã thanh lý trái phiếu Kho bạc Mỹ với tốc độ nhanh nhất trong 9 năm và khai thác một cơ sở quan trọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) để huy động tiền mặt khi căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng làm chao đảo thị trường.
Các ngân hàng trung ương bán trái phiếu Kho bạc Mỹ nhiều nhất kể từ năm 2014

Dữ liệu của Fed cho thấy, lượng trái phiếu Kho bạc mà các ngân hàng trung ương nước ngoài nắm giữ đã giảm 76 tỷ USD trong tuần từ ngày 16/3 đến ngày 22/3 xuống còn 2.860 tỷ USD. Đó là mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 3/2014.

Đồng thời, Cơ quan tiền tệ quốc tế và nước ngoài mới thành lập gần đây của Fed (FIMA) - cơ sở thỏa thuận mua lại đã được khai thác với mức kỷ lục 60 tỷ USD trong cùng thời điểm, chỉ thấp hơn mức cao nhất 1,4 tỷ USD đạt được trong thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch.

Sự gia tăng gần đây nhất về nhu cầu đồng đô la xuất hiện khi những lo ngại về sự mong manh của lĩnh vực ngân hàng lan rộng từ Mỹ sang châu Âu, đỉnh điểm là việc UBS tiếp quản Credit Suisse. Tất cả các cuộc đua giành đô la đều diễn ra trước khi trọng tâm chuyển sang Deutsche Bank vào thứ Sáu (24/3).

Nói về sự gia tăng sử dụng chương trình FIMA của Fed, chiến lược gia Joseph Abate của Barclays cho biết: “Theo quan điểm của chúng tôi, với tỷ lệ tài trợ bằng đô la, thì việc vay mượn là để phòng ngừa”.

FIMA được thành lập vào tháng 3/2020 và được thiết kế để giúp giảm bớt mọi áp lực trên thị trường tài trợ bằng đô la toàn cầu. Cơ sở này cho phép các ngân hàng trung ương nước ngoài sử dụng các khoản nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ của họ làm tài sản thế chấp để đổi lấy thanh khoản bằng đô la, vốn thường có nhu cầu cao trong thời kỳ căng thẳng.

“Ngân hàng trung ương muốn xây dựng một kho dự trữ đô la sẵn có trong trường hợp khủng hoảng ngân hàng xấu đi nhưng không muốn bán trái phiếu Kho bạc của mình”, chiến lược gia Joseph Abate cho biết.

Trong khi đó, thị trường tài trợ đã có dấu hiệu căng thẳng, mặc dù áp lực đã giảm bớt khi thực hiện các biện pháp khẩn cấp.

Điều đó bao gồm sự dao động trong lãi suất trái phiếu Kho bạc và sự chênh lệch vừa phải trong các công cụ mà các ngân hàng và những tổ chức khác thường sử dụng để lấy chênh lệch trong ngắn hạn. Lãi suất các giao dịch repo đã tăng lên trong một số ngày, các hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo đã tăng vọt và khoảng cách giữa các thỏa thuận tỷ giá thả nổi trực tiếp và các tỷ lệ ràng buộc theo chỉ số - thường được sử dụng như một thước đo khó khăn mà các ngân hàng gặp phải trong việc tiếp cận vốn - cũng tăng lên.

Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại về việc liệu tiền gửi có tiếp tục chảy khỏi ngân hàng để đến những nơi khác trong hệ thống tài chính hay không. Gần đây, các quỹ thị trường tiền tệ của Mỹ đã thu hút tiền mặt, phần lớn là do người gửi tiền rút tiền của họ khỏi các ngân hàng Mỹ.

Tin bài liên quan