Các mối quan tâm hàng đầu của những nhà đầu tư siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Các mối quan tâm hàng đầu của những nhà đầu tư siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Một cuộc khảo sát mới của ngân hàng Thụy Sĩ Lombard Odier cho thấy các nhà đầu tư cá nhân giàu có (HNWI) ở châu Á Thái Bình Dương đang chuyển hướng khỏi cách tiếp cận “chờ và xem” mà họ đã áp dụng khi đại dịch bắt đầu.

Cuộc khảo sát gồm 450 nhà đầu tư cá nhân giàu có trong khu vực với tài sản có thể đầu tư tối thiểu 1 triệu USD ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã tiết lộ một số mối quan tâm hàng đầu của họ.

Cuộc khảo sát các cho thấy các mối quan tâm hàng đầu của họ bao gồm cách quản lý sự biến động thị trường hiện tại và rủi ro địa chính trị, cũng như cách đa dạng hóa danh mục đầu tư tốt hơn để giảm thiểu những rủi ro này.

“Trong thời kỳ đỉnh điểm của Covid-19 vào năm 2020, phần lớn các HNWI của khu vực Châu Á Thái Bình Dương được khảo sát đã không thay đổi đặc điểm danh mục đầu tư của họ và vẫn áp dụng phương pháp tiếp cận chờ và xem”, Francois Aboulker, Trưởng bộ phận về cá nhân có giá trị tài sản ròng cực cao khu vực châu Á của Lombard Odier cho biết.

"Điều này chủ yếu là do thiếu hiểu biết về các rủi ro liên quan và không chắc chắn về cách thức mà đại dịch sẽ phát triển", ông cho biết.

Lạm phát cao

Hiện nay, khoảng 68% các nhà đầu tư ở Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Đài Loan và Úc đã tái thiết kế hoặc thay đổi danh mục đầu tư để phù hợp hơn với điều kiện thị trường hiện tại.

Khoảng 77% những người được khảo sát cho biết, lạm phát gia tăng và viễn cảnh suy thoái là những vấn đề đáng lo ngại nhất. Trong đó, nhà đầu tư Singapore đang lo lắng nhất về tình trạng này.

“Ngay cả Nhật Bản với lạm phát đã gần bằng 0 trong hơn ba thập kỷ, hiện đang phải đối mặt với áp lực lạm phát và 69% các nhà đầu tư giàu có tại Nhật Bản lo ngại về điều đó”, báo cáo cho biết.

“Liệu Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thực hiện động thái thắt chặt hay không vẫn chưa rõ ràng, nhưng 1/3 các nhà đầu tư giàu có Nhật Bản tin rằng điều đó sẽ xảy ra trong 12 tháng tới”, báo cáo cho biết.

Lãi suất tăng

Cuộc khảo sát cho thấy, các nhà đầu tư giàu có trong khu vực thường ít lo ngại về việc lãi suất có thể tăng, chủ yếu là vì họ cho rằng hầu hết các chính phủ sẽ thận trọng không tăng lãi suất đến mức có thể làm tổn hại đến tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư Úc và Indonesia không chắc chắn như vậy. Khoảng 70% những người được khảo sát ở những quốc gia này nói rằng lãi suất cao hơn là một “nỗi lo đáng kể”.

Rủi ro địa chính trị

Các nhà đầu tư ở Philippines lo ngại nhất về bất ổn địa chính trị, trong khi những nhà đầu tư ở Hồng Kông và Singapore cũng cho rằng căng thẳng địa chính trị là một trong những rủi ro hàng đầu trong 12 tháng tới.

Những nhà đầu tư này lo lắng về tác động của rủi ro địa chính trị và xung đột đối với lợi nhuận của các khoản đầu tư của họ, với nhiều người kỳ vọng lợi nhuận thấp hơn trong thời gian tới. Họ cũng lo ngại rằng, họ có thể bỏ lỡ các cơ hội trong thời gian biến động này.

Nhiều nhà đầu tư Hồng Kông và Nhật Bản đã đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các chiến lược đa dạng hóa hiện tại trong bối cảnh môi trường “giá cổ phiếu giảm, chênh lệch tín dụng mở rộng và lãi suất dài hạn cao” đã tác động tiêu cực đến danh mục đầu tư của họ như thế nào.

Hai điều đã xảy ra

Trong nỗ lực giảm thiểu những rủi ro này, hai điều đã xảy ra.

Cuộc khảo sát cho thấy các nhà đầu tư siêu giàu ở châu Á Thái Bình Dương đã trở nên thận trọng hơn và đang chuyển hướng nhiều hơn từ các loại tài sản truyền thống - chẳng hạn như cổ phiếu và trái phiếu - sang đầu tư vào công ty của riêng họ.

Nhiều người cũng đã bỏ tiền vào các tài sản “an toàn hơn” như tiền mặt và vàng. Một số cũng đang đầu tư vào tài sản tư nhân bao gồm vốn cổ phần tư nhân, nợ tư nhân, đầu tư bất động sản và cơ sở hạ tầng.

Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư đã rời bỏ thị trường nội địa của họ trong hai năm qua. Báo cáo cho thấy, để quản lý sự không chắc chắn sau Covid, kết quả là sự kết hợp toàn cầu hơn trong danh mục đầu tư của họ và các nhà đầu tư Nhật Bản và Indonesia đang tích cực làm điều này.

“Ngay cả khi tác động của Covid-19 là toàn cầu, vẫn có sự khác biệt đáng kể trong lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu ở các quốc gia khác nhau và một số loại tài sản nhất định không được đại diện ở một số thị trường. Những nhà đầu tư này rất tinh vi và hiểu tầm quan trọng của cách tiếp cận dài hạn trong việc tìm kiếm tài sản bên ngoài thị trường nội địa của họ, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào các yếu tố trong nước”, ông Francois Aboulker cho biết.

Tin bài liên quan