Cả tổ chức và nhà đầu tư cá nhân đều đang rời bỏ thị trường chứng khoán

Cả tổ chức và nhà đầu tư cá nhân đều đang rời bỏ thị trường chứng khoán

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn chưa hoàn thành việc thắt chặt tiền tệ và sẽ không quan tâm điều đó ảnh hưởng gì đến các nhà đầu tư.

Đã 6 tháng kể từ thời điểm Fed bắt đầu chu trình thắt chặt chính sách tiền tệ, nhưng thông điệp đó vẫn đang ảnh hưởng một cách rõ ràng trên thị trường chứng khoán ở từng phiên giao dịch. Từ các nhà đầu tư cá nhân đến các quỹ đầu tư, hầu như mọi ngóc ngách trên Phố Wall đều chịu tác động.

Hôm 29/9, chỉ số S&P 500 đã giảm xuống mức thấp nhất của thị trường gấu và vượt qua các mức đóng vai trò hỗ trợ trong các đợt suy thoái trước đây. Các thị trường tài chính chủ chốt xuất hiện những dấu hiệu căng thẳng tiềm ẩn, từ việc giảm thanh khoản trong thị trường hoán đổi lãi suất cho đến các đợt chào bán trái phiếu được cho là đã bị tạm ngưng.

Các quan chức Fed thường phản ứng với những sự gián đoạn này trước đây bằng cách tạm ngừng tăng lãi suất để xoa dịu thị trường hoảng loạn, đây cũng là điều kiện hiệu quả giúp các nhà đầu tư mua bắt đáy. Tâm lý đó đã thúc đẩy thị trường hồi phục trở lại vào tháng 3 và tháng 6 ngay cả khi ngân hàng trung ương đẩy mạnh cuộc chiến chống lạm phát. Tuy nhiên, điều đó không còn nữa.

Hôm thứ Năm (29/9), một lần nữa các quan chức Fed đưa ra ý định tiếp tục thắt chặt cho đến khi lạm phát giảm xuống, dù cho thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng ít hay nhiều. Các nhà đầu tư cá nhân đã từng thực hiện mua vào trong mọi lần thị trường điều chỉnh kể từ khi thị trường sụt giảm do Covid, nhưng họ đang thoát ra khỏi cổ phiếu với tốc độ chưa từng thấy kể từ khi đại dịch được kiểm soát. Trong khi đó, các quỹ đầu cơ được Morgan Stanley theo dõi đã cắt giảm tỷ lệ cổ phiếu xuống mức thấp kỷ lục và thúc đẩy các vị thế bán khống trong phiên thứ 11 liên tiếp.

Michael Wang, Giám đốc điều hành của Prometheus Alternative Investments cho biết: “Các tổ chức đã tỏ ra khá bi quan về thị trường trong cả năm nay và bây giờ một số nhà đầu tư cá nhân đang chịu ảnh hưởng. Có vẻ như có rất nhiều bi quan ở ngoài thị trường”.

Sau khi thường xuyên xung đột trong thời kỳ hậu đại dịch, Wall Street (đề cập tới các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính lớn và là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp) và Main Street (đề cập chủ yếu tới các nhà đầu tư cá nhân) hiện đang rời bỏ thị trường chứng khoán.

Theo ước tính của JPMorgan, các nhà đầu tư cá nhân đã bán ra 2,9 tỷ USD cổ phiếu thị trường Mỹ từ ngày 21/9 tới 27/9. Con số đó gấp hơn 4 lần lượng cổ phiếu mà họ đã mua vào ở mức đáy của thị trường vào giữa tháng 6 và đánh dấu mức bán ra mạnh thứ hai trong tuần trong 5 năm qua.

Dữ liệu của Options Clearing Corp do Sundial Capital Research tổng hợp cho thấy, khi tâm lý thị trường bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi về một sự sụp đổ của thị trường mà phần lớn nhà đầu tư cá nhân vào tuần trước đã chi 18 tỷ USD để mua quyền chọn bán. Sau khi điều chỉnh theo giá trị vốn hóa thị trường, nhu cầu bảo hiểm đã đạt mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng năm 2020.

Hành động này đánh dấu một sự thay đổi đáng chú ý đối với đội quân nhà đầu tư cá nhân từng trung thành với việc mua bắt đáy và bổ sung vào danh sách ngày càng nhiều bằng chứng về tâm lý cực kỳ bi quan thường được xem là lý do chính khiến thị trường phục hồi. Lần trước khi các nhà đầu tư bán mạnh vào tháng 3/2020, cổ phiếu đã chạm đáy một tuần sau đó.

Chiến lược gia Peng Cheng của JPMorgan cho biết: “Với ưu tiên này, đây nên được xem là một tín hiệu mang tính xây dựng cho thị trường. Tâm lý của nhà đầu tư cá nhân đã dần suy yếu trong vài tuần qua nhưng đã xấu đi đáng kể trong tuần qua".

Tuy nhiên, những người hoài nghi cho rằng bất kỳ đà hồi phục nào của cổ phiếu đều khó có thể kéo dài. Ngay cả sau khi vốn hoá thị trường chứng khoán Mỹ đã bốc hơi 15.000 tỷ USD, cổ phiếu không phải là món hời rõ ràng. Và trong một thế giới đầu tư mà mọi thứ ngày càng được đồng bộ hóa, thật khó để tưởng tượng sự nổi lại của thị trường chứng khoán khi trái phiếu và tiền tệ hỗn loạn trong bối cảnh làn sóng thắt chặt tiền tệ trên toàn thế giới, trong khi sự hỗn loạn tài chính của nước Anh chỉ làm mờ đi triển vọng toàn cầu.

Chris Senyek, chiến lược gia đầu tư tại Wolfe Research cho biết: “Những biến động dữ dội gần đây được thúc đẩy bởi các nhà hoạch định chính sách theo đuổi các chính sách kinh tế khó hiểu, phi lý hoặc đơn giản là tồi tệ. Đừng quay trở lại chứng khoán cho đến khi thị trường trái phiếu, tiền tệ và hàng hóa ổn định”.

Ngay cả những người hoài nghi thông thường cũng đang trở nên thất vọng hơn. Các quỹ đầu cơ tiếp tục cắt giảm mức độ rủi ro với đòn bẩy ròng - một thước đo mức độ ưa thích rủi ro có tính đến các vị thế mua và bán - đã giảm trong tuần này xuống mức thấp nhất kể từ khi Morgan Stanley bắt đầu theo dõi dữ liệu vào đầu năm 2010 .

Ngay cả về mặt dài hạn, có một xu hướng rõ ràng là ngại rủi ro. Sau khi chia tay với các cổ phiếu tăng trưởng như các nhà sản xuất phần mềm, các quỹ đầu cơ đã tập trung vào các cổ phiếu phòng thủ, ít biến động như mặt hàng tiêu dùng chủ lực và chăm sóc sức khỏe trong tháng qua.

“Không chỉ sự cân bằng giữa tỷ lệ nắm giữ dài hạn và ngắn hạn duy trì ở mức thấp, mà tỷ lệ nắm giữ hiện tập trung nhiều hơn ở những cái cổ phiếu có beta thấp hơn vì các quỹ đầu cơ đã cố gắng giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh thị trường biến động gần đây”, các chiến lược gia của Morgan Stanley cho biết.

Tin bài liên quan