Bị “cá mập” ngoại nhòm ngó
Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (mã CK: NTP – HNX) được xem là anh cả ngành nhựa của Việt
Chính vì vị thế vững chắc đó, NTP đã trở thành miếng mồi ngon với nhiều “cá mập” ngoại. Trong đó, không thể không kể đến The Nawaplastic Industries (Saraburi) Co.Ltd. Saraburi là doanh nghiệp do Thai Plastic and Chemicals PCL (TPC) sở hữu 100% vốn. Chemicals PCL lại là đơn vị có Siam Cement Group (SCG) làm cổ đông lớn với tỷ lệ sở hữu 45%. SCG từng gây xôn xao Việt
Thông tin NTP có nguy cơ bị thâu tóm rộ lên từ đầu năm 2012. Trong phiên giao dịch ngày 15/3/2012, dư luận xôn xao khi cùng với HAG, NTP trở thành một trong những cổ phiếu được khối ngoại mua vào mạnh mẽ. Cụ thể, khối ngoại đã mua vào 4 triệu cổ phiếu NTP, tương ứng 205,4 tỷ đồng. Trước đó, NTP cũng được khối ngoại gom tương đối mạnh. Tại thời điểm đó, thị trường chưa rõ ai là người đã mua vào NTP.
Không lâu sau, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội công bố đại gia bí ẩn mua cổ phiếu NTP trong ngày 15/3 là Saraburi. Tính tới cuối tháng 3/2012, Saraburi đã nắm giữ 9.824.300 cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 22,67%. Ngày Saraburi trở thành cổ đông lớn của NTP chính là 15/3, thời điểm đơn vị này gom thêm 4 triệu cổ phiếu NTP.
Ông Trần Bá Phúc, chủ tịch Hội đồng quản trị NTP đoán Saraburi gom cổ phiếu NTP thông qua giao dịch thoả thuận trên thị trường. Người bán cho Saraburi chủ yếu là các công ty quản lý quỹ đầu tư với mức giá cao. Ông Phúc phỏng đoán, Saraburi phải mua với giá gần 60.000 đồng/CP vào thời điểm giá trên thị trường chỉ dao động khoảng 45.000 – 47.000 đồng/CP.
Kể từ thời điểm đó, dư luận bắt đầu xôn xao trước thông tin “ông lớn” Thái muốn thâu tóm “anh cả” ngành nhựa Việt
"Chúng tôi muốn trở thành nhà sản xuất và phân phối hàng đầu tại thị trường Việt Nam, bên cạnh thị trường Thái Lan, nơi TPC nắm 50% thị phần", ông Kanet nói.
Ông Kanet từ chối tiết lộ giá trị giao dịch, tuy nhiên ông cho biết thêm TPC sẽ xem xét việc nâng tỷ lệ sở hữu tại công ty này lên 49% trong thời gian tới.
Niềm tin này càng được củng cố hơn khi chỉ sau đó 2 tháng, ông Chu Văn Phương - Phó Tổng giám đốc NTP liên tục đăng ký bán ra cổ phiếu. Sau 2 lần đăng ký, số cổ phiếu ông Phương muốn thoái lên tới gần 60.000 cổ phiếu.
Tuy nhiên, tình hình bất ngờ lắng dịu đi khi phía Saraburi không có thêm bất cứ động thái mua bán nào nữa. Dường như họ đang cố thể hiện họ nắm giữ 22,67% cổ phiếu NTP chỉ là đầu tư tài chính đơn thuần.
Những người quan tâm tới thương vụ này càng có lý do thở phào nhẹ nhõm khi phía NTP có nhiều động thái tích cực để ngăn chặn thâu tóm. Một trong các biện pháp đó là nhiều sếp lớn đẩy mạnh mua vào cổ phiếu NTP.
Thế nhưng, nghi án thâu tóm lại ồn ào trở lại hồi đầu tháng 4/2013 khi Saraburi tái khởi động quá trình thâu tóm NTP bằng cách mua thêm 507.100 cổ phiếu, nâng tổng số lượng cổ phiếu nắm giữ lên 10.331.400 đơn vị, tương ứng tỷ lệ 23,84%.
Hiện giờ, Saraburi là cổ đông lớn thứ hai của NTP, chỉ sau cổ đông nhà nước SCIC.
Chủ quan
Ông Trần Bá Phúc cho biết trước khi thương vụ xảy ra, NTP đã nhận định nguy cơ bị thâu tóm. NTP đã lên phương án đối phó như Hội đồng quản trị đặt vấn đề mua lại cổ phiếu trên thị trường làm cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên, trên thực tế, phương án này không hề được triển khai.
Mặc dù nhận định có nguy cơ bị thâu tóm nhưng ông Phúc vẫn tự tin khi khẳng định việc cổ đông lớn thao túng công ty sẽ không hề dễ dàng. Một khi họ đưa ra các quyết định không có lợi cho các cổ đông thì sẽ không được thông qua.
NTP đã nghĩ tới tình huống Saraburi sẽ biến NTP thành công xưởng hoặc đại lý phân phối nhựa Thái Lan tại thị trường Việt Nam sau khi nâng tỷ lệ sở hữu lên 49% cổ phần. Nhưng ông Phúc khẳng định NTP không e ngại vì dù Saraburi sở hữu tối đa là 49% cổ phần thì vẫn có cổ đông nhà nước (SCIC nắm giữ trên 37%) cùng với nhà đầu tư khác, cổ đông thiểu số làm đối trọng.
Cách nghĩ này của ông Bá Phúc không khác nhiều so với ông Trương Phú Chiến, Tổng giám đốc Bibica. Trước nghi án bị Lotte thâu tóm, ông Chiến vẫn tin tưởng vào đạo đức của Lotte. Bên cạnh đó, ông tự tin quy định doanh nghiệp nước ngoài chỉ được sở hữu 49% cổ phần sẽ ngăn cản âm mưu của Lotte.
Không chỉ có vậy, ông Chiến cũng tìm một đối trọng để “đấu” lại Lotte là SSI. Tuy nhiên, SSI xuất hiện, tình hình càng trở nên căng thẳng hơn. Không ít người tin rằng SSI sẵn sàng bán lại cổ phần Bibica cho Lotte với giá cao để Lotte hoàn tất thương vụ thâu tóm ầm ĩ này.
Tới thời điểm này, cuộc chiến Lotte – Bibica chưa kết thúc nhưng rõ ràng Bibica gặp rất nhiều khó khăn với đối tác có nhiều tính toán của mình.
Mặc dù tấm gương Bibica vẫn còn đó nhưng phía NTP vẫn có vẻ “bình chân như vại” và lấy số vốn sở hữu Nhà nước 37,1% của SCIC làm tấm “bùa hộ mệnh”. Và NTP càng yên tâm hơn khi đối tác Thái Lan lại tạm nghỉ ngơi sau khi sở hữu 23,84% cổ phần NTP hồi đầu tháng 4.
Chưa mua thêm cổ phần, Saraburi tăng ảnh hưởng của mình tại NTP bằng cách đưa nhân sự vào ban điều hành. Cụ thể, tại đại hội cổ đông thường niên 2013 của NTP, Saraburi đã tiến thêm một bước khi chính thức đưa ông Praween Wirotpan vào ban kiểm soát của NTP. Có lẽ cũng từ đây, tổ chức này sẽ gia tăng tầm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động, chiến lược sản xuất kinh doanh của NTP.
Mặc dù Saraburi chỉ nhích từng bước chậm chạp trong việc điều hành NTP nhưng nguy cơ NTP bị thâu tóm vẫn còn đó vì trên lý thuyết, Saraburi không quá khó để sở hữu 49% cổ phần NTP để trở thành cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp này.
Có thể thấy, hiện tại, Saraburi là cổ đông lớn thứ hai, chỉ sau Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC)-Công ty TNHH, đơn vị nắm giữ 37,1% cổ phần. Những cổ đông lớn khác có thể kể đến chính là Red River Holding (7,08%) và PXP Vietnam Fund Ltd (3,69%).
Nhiều người cho rằng Saraburi sẽ không gặp quá nhiều khó khăn khi mua lại hơn 10% cổ phần của hai quỹ Red River Holding và PXP Vietnam Fund Ltd. Saraburi cũng có thể mua 20% cổ phần trôi nổi của NPT trên thị trường chứng khoán để nâng tỷ lệ sở hữu của mình lên. Thậm chí, không loại trừ khả năng một số sếp lớn của NTP sẵn sàng bán cổ phiếu NTP với giá cao. Chính vì vậy, NTP vẫn còn rất nhiều điều phải lo lắng.