BWG nhận định, 4 tháng đầu năm 2013 tiếp tục chứng kiến thành công của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong điều hành chính sách tiền tệ. Lạm phát đã được kiếm soát và hiện đang ổn định ở mức thấp. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện đáng kể, ổn định tiền tệ được duy trì. Lãi suất tín dụng của đồng nội tệ tiếp tục giảm. Bên cạnh đó, lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, với việc sáp nhập, hợp nhất một số ngân hàng yếu kém và đang thực hiện tái cơ cấu lại hoạt động của các ngân hàng này. Về xử lý nợ xấu, NHNN đã ban hành các thông tư hướng dẫn về việc trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu với những quy định tiệm cận với những chuẩn mực, thông lệ quốc tế…
“Ổn định kinh tế vĩ mô đạt được chủ yếu nhờ những chính sách, giải pháp của NHNN. Điều này sẽ tạo nền tảng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững trong những năm tới. Tuy nhiên, ngành ngân hàng Việt
Trong kỳ VBF này, BWG tiếp tục kiến nghị về quy định sửa đổi giấy phép hoạt động của các TCTD
Băn khoăn về Thông tư 02
Dù NHNN đã giãn thời gian thực hiện Thông tư 02/2013/TT-NHNN thêm 1 năm so với quy định ban đầu, tuy nhiên, báo cáo của BWG bày tỏ nhiều băn khoăn, lo ngại về những bất cập liên quan đến thông tư này. Cụ thể, Điều 8, Thông tư 02 quy định, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (NHNNg) phải đề nghị Trung tâm Thông tin tín dụng, NHNN (CIC) cung cấp danh sách khách hàng thuộc nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất. Trường hợp đánh giá của CIC có mức độ rủi ro cao hơn so với kết quả phân loại nợ của ngân hàng thì ngân hàng phải sử dụng kết quả phân loại của CIC trong phân loại nhóm nợ cũng như trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. BWG đề xuất NHNN cho phép các TCTD được sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng mà CIC cung cấp như một nguồn tham khảo.
Lý do mà Nhóm công tác đưa ra là việc phân loại nợ của khách hàng còn phụ thuộc vào tài sản đảm bảo, thế chấp với từng TCTD cụ thể, việc yêu cầu các TCTD phải dựa vào bên thứ ba là CIC để phân loại khoản vay theo cách của CIC là mâu thuẫn với việc NHNN cho phép các TCTD được tự quyền xây dựng hệ thống phân loại nợ nội bộ. Ngoài ra, với quy định này, các ngân hàng khó khăn trong việc vận hành hệ thống kiểm soát rủi ro cũng như ảnh hưởng đến tình hình tài chính của ngân hàng do phải tăng trích lập dự phòng, ảnh hưởng đến hoạt động cho vay, đặc biệt là đối với các công ty tài chính tiêu dùng.
Các công ty tài chính tiêu dùng hiện có khoảng 1 triệu khách hàng cá nhân và với số lượng khách hàng lớn như vậy, các công ty này sẽ không thể thường xuyên thực hiện đối chiếu kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng với kết quả phân loại nhóm nợ của CIC. Mặt khác, việc này sẽ rất tốn kém đối với các công ty tài chính tiêu dùng. “Hơn nữa, không giống như khoản cho vay với khách hàng DN, những khoản vay của khách hàng cá nhân thường là khoản vay riêng lẻ nên việc áp dụng kết quả phân loại nhóm nợ khách hàng do CIC cung cấp cho các công ty tài chính tiêu dùng không có lợi, xét từ góc độ trích lập dự phòng rủi ro”, đại diện Nhóm công tác nhấn mạnh.
Vướng mắc trong giấy phép hoạt động
Tại kỳ VBF lần này, bất cập liên quan đến việc cập nhật, bổ sung giấy phép hoạt động của các TCTD tiếp tục được Nhóm công tác phản ánh đến Chính phủ. Theo đó, nhận thấy sự bất cập trong giấy phép hoạt động hiện tại của các ngân hàng và yêu cầu trong Luật Các TCTD, Nhóm công tác đã nhiều lần báo cáo với NHNN về tình hình thực tế, các rủi ro pháp lý và tuân thủ mà các ngân hàng đang phải đối mặt trong các kỳ VBF trước đây. Đồng thời, một số thành viên của Nhóm đã nộp hồ sơ xin NHNN cập nhật, bổ sung giấy phép hoạt động, nhằm đảm bảo trên giấy phép bao gồm đầy đủ các hoạt động và dịch vụ mà ngân hàng đã và đang thực hiện. Theo Nhóm công tác, NHNN đã gửi công văn trả lời sẽ xem xét đề nghị sau khi có định hướng, xử lý tổng thể về nội dung hoạt động trên giấy phép.
Theo Nhóm công tác, dù trong thời gian chờ hướng dẫn cụ thể từ NHNN, các TCTD, chi nhánh NHNNg được tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ, dịch vụ chưa có trong giấy phép hoạt động hay giấy phép “con”, nhưng đã được NHNN cho phép thực hiện trong các quy định liên quan, hoặc theo các chấp thuận riêng lẻ của NHNN để bảo đảm hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn, nhưng NHNN nên quy định rõ rằng, mỗi công văn NHNN chấp thuận cho phép cung cấp một dịch vụ, sản phẩm hoặc một giấy phép “con” đơn lẻ là một phần không tách rời với giấy phép hoạt động.
“Điều này thực sự cần thiết để đăng ký kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ này với cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư) đồng thời giúp làm giảm thời gian và nỗ lực của các ngân hàng khi thực hiện đăng ký kinh doanh. Nếu được, Nhóm đề xuất NHNN xem xét phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra cơ chế chấp nhận giấy phép thành lập và hoạt động của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc các chi nhánh NHNNg đồng thời có giá trị như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”, báo cáo của BWG viết.
Luật Phòng chống rửa tiền, điều chỉnh vốn điều lệ của pháp nhân
Với Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Phòng chống rửa tiền đang được đưa ra lấy ý kiến, BWG cho rằng, quy định về chủ sở hữu hưởng lợi và nhận biết khách hàng khó triển khai trong thực tế và kiến nghị NHNN xem xét thay đổi để phù hợp với thông lệ quốc tế về phòng chống rửa tiền. Theo Nhóm công tác, NHNN cần điều chỉnh yêu cầu xác định “cá nhân nắm giữ từ 10% trở lên vốn điều lệ của pháp nhân” thành “cá nhân nắm giữ trực tiếp từ 25% trở lên vốn điều lệ của pháp nhân”, vì đây là tỷ lệ phổ biến được quy định tại nhiều quốc gia.
Đồng thời, Nhóm cũng đề nghị NHNN xem xét lại quy định xác định chủ sở hữu hưởng lợi là “cá nhân nắm giữ từ 20% trở lên vốn điều lệ của tổ chức góp trên 10% vốn của pháp nhân”, việc này đồng nghĩa với yêu cầu phải xác định cá nhân nắm giữ 2% vốn điều lệ của pháp nhân. Yêu cầu này mâu thuẫn với quy định xác định cá nhân nắm giữ 10% vốn điều lệ và không khả thi trong việc thực hiện. Do vậy, Nhóm đề nghị quy định này nên điều chỉnh thành “cá nhân nắm giữ từ trên 50% trở lên vốn điều lệ của tổ chức góp trên 25% vốn của pháp nhân đó”.
Về dài hạn, BWG kiến nghị NHNN xem xét có lộ trình dỡ bỏ các biện pháp quản lý hành chính để ngành ngân hàng có thể phát triển mạnh hơn như dỡ bỏ biên độ giao dịch ngoại hối, giới hạn 30% vốn tự có đối với giá trị danh nghĩa của các giao dịch phái sinh, trần lãi suất; cho phép giao dịch kỳ hạn mà không bị hạn chế hành chính; cho phép thực hiện quyền chọn tiền đồng; hướng dẫn về việc tính giá trị ròng để bù trừ trạng thái hoặc nghĩa vụ trong các hợp đồng phái sinh.
“Hai năm qua, NHNN đã có những tiến bộ đáng kể trong việc ổn định thị trường tài chính và tiến hành kế hoạch tái cấu trúc cho ngành ngân hàng. Giống như nhiều quốc gia khác, còn nhiều thách thức lớn mà Việt Nam phải đối mặt và nhóm BWG luôn sẵn sàng hỗ trợ NHNN trong việc đảm bảo ngành ngân hàng sẽ tiếp tục có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm tiếp theo”, Báo cáo của BWG viết.
Tái cơ cấu DN nhà nước và ngành ngân hàng cần được tiến hành đồng thời
Ông Kim Jung In, Chủ tịch Phòng Thương mại Hàn Quốc tại Việt
Chính phủ Việt
Đồng thời, KorCham cũng đề nghị NHNN và Bộ Tài chính tiến hành tái cơ cấu ngành ngân hàng theo lộ trình để tránh cho các NHTM trong nước rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Theo chúng tôi, tái cơ cấu DN nhà nước và ngành ngân hàng phải được thực hiện đồng thời. |