Hầu hết nhà bình luận đều tỏ ra khá ngạc nhiên với sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế thế giới hiện tại, với sự hoán đổi vai trò của các khu vực kinh tế chủ lực: phương Tây suy yếu và phương Đông trỗi dậy - nhờ sự dịch chuyển của các hoạt động sản xuất, xuất phát từ những lý do liên quan đến chi phí.
Hầu hết chuyên gia phân tích đều thừa nhận rằng, những năm gần đây, nhóm BRICs đã có một thời kỳ tăng trưởng ngoạn mục, đặc biệt là Trung Quốc, nước đã vượt qua Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn luôn có những quan điểm nghi ngờ vai trò của nhóm 4 nền kinh tế mới nổi này. Và những nghi ngờ đó đã tăng lên cùng với những rủi ro ngày càng lớn của việc châu Âu sẽ rơi vào suy thoái.
Ngày nay, Trung Quốc, hay nhóm BRICs, đã phần nào trỗi dậy từ thế giới chậm phát triển, nhưng với những người có quan điểm nghi ngờ, đó chỉ là những quả bóng đang được bơm đầy hơi. Trung Quốc đang trở thành một người khổng lồ mang trên mình những “gót chân A-sin”. Khi cụm từ BRIC được tạo nên bởi một trong những ngân hàng quốc tế lớn nhất chuyên đưa ra các suy đoán, mọi thứ liên quan suy cho cùng cũng chỉ là… suy đoán.
Trở lại với nhận định BRICs là một “gót chân A-sin” khác của kinh tế toàn cầu. Có thể thấy, năm nay là một năm suy giảm tăng trưởng rất sâu của nhân tố B trong bộ tứ BRIC, tức
Với ba thành viên còn lại – RICs, Nga (
Trong hai nước còn lại là Trung Quốc và Ấn Độ – ICs, Trung Quốc, với tất cả những yếu tố thuận lợi là chính trị ổn định, nhưng lại có một thị trường hàng hoá ít cạnh tranh và thị trường lao động nặng nhọc, đang có những “gót chân A-sin” của riêng mình.
Đầu tiên, nền kinh tế do nhà nước chi phối này có những bất tiện trong vận hành ở cấp địa phương, với nạn hối lộ và đầu tư phi hiệu quả trong lĩnh vực xây dựng. Điều này dường như làm dấy bẩn rất nhiều đồng tiền thu được từ việc bán hàng hóa ra các thị trường nước ngoài. Trên thực tế, có vẻ như tất cả những nỗ lực của chính phủ nhằm hỗ trợ thị trường nội địa - để ngăn chặn suy giảm tăng trưởng và tái cân bằng nền kinh tế -đều góp phần thổi phồng bong bóng xây dựng ở đất nước này.
Một “gót chân A-sin” khác của Trung Quốc là việc mất dần tính cạnh tranh. Tăng trưởng tiền công trong lĩnh vực sản xuất ở các thành phố ven biển và sự thiếu hụt công nhân lành nghề đã kết hợp cùng sự tăng giá của đồng nhân dân tệ lấy mất đi một vài lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc trước các nước châu Á láng giềng. Cuối cùng, chính sách “một con” là một vấn đề lâu dài đối với năng lực sản xuất và sự cân bằng tài chính của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Ấn Độ có vẻ như là thành viên duy nhất của nhóm BRICs có thể duy trì được sự ổn định lâu dài. Một cấu trúc nhân khẩu năng động, một nền kinh tế tương đối cân bằng giữa sản xuất và dịch vụ, giữa xuất khẩu và tiêu dùng nội địa là những “tài sản” đáng giá của nền kinh tế này. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn chịu ảnh hưởng của một nền văn hóa mang đậm tính tôn giáo và một hệ thống giai cấp cổ xưa, những yếu tố kìm hãm năng suất lao động.
Tóm lại, nhóm BRICs được tạo nên từ “trò chơi ghép chữ” của các nhà ngân hàng, những người thích tạo nên những khái niệm mới để “chém gió” với các khách hàng, hệt như việc sáng tạo ra khái niệm “những con lợn còi” để chỉ những trái phiếu chính phủ châu Âu bị bán hạ giá. Tuy nhiên, dù tăng trưởng khiêm tốn hơn, các nước BRICs vẫn giữ vị thế nổi trội so với các nước mới nổi khác, có đủ tài sản, nguồn tài nguyên thiên nhiên và lực lượng lao động khổng lồ để được kỳ vọng nhiều hơn so với các nước phương Tây già nua trong công cuộc chống lại suy thoái kinh tế toàn cầu.