Mối quan ngại về Brexit, chỉ việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU), cùng với viễn cảnh lợi nhuận yếu của các doanh nghiệp được cho là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiều hướng này.
Michael Hartnett, người đứng đầu bộ phận chiến lược đầu tư của ngân hàng Bank of America Merrill Lynch (BofA), nhận xét sự bi quan về triển vọng thị trường chứng khoán Anh đang là tâm lý chung của các công ty quản lý trên toàn cầu như BlackRock, State Street, Deutsche Asset Management và Lyxor.
Trong khi đó, các thị trường chứng khoán của Mỹ, Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và ngay cả Nhật Bản cho thấy những cơ hội đầu tư hấp dẫn hơn nhiều.
Kết quả cuộc thăm dò ý kiến 163 giám đốc các công ty quản lý đầu tư (hiện giám sát khoảng 510 tỷ USD tài sản trên toàn thế giới) do BofA thực hiện gần đây cũng cho thấy xét trên góc độ đầu tư, cổ phiếu của Anh được đánh giá là lựa chọn “kém hấp dẫn nhất” trong 22 tài sản đầu tư trong khu vực và trên toàn thế giới, bao gồm các loại cổ phiếu, trái phiếu công nghệ, trái phiếu ngân hàng, chứng khoán của Mỹ, Nhật Bản và các thị trường mới nổi.
Khoảng 46% số nhà quản lý quỹ được hỏi đánh giá thấp cổ phiếu Anh, trong khi chỉ 10% số này đặt niềm tin vào thị trường chứng khoán Xứ Sương mù.
Brexit được cho là mối quan ngại chủ yếu khiến nhiều công ty trì hoãn các dự án đầu tư.
Chỉ số chứng khoán FTSE-100 hồi giữa tháng Một năm nay đã có lúc chạm mức cao kỷ lục, song kể từ sau đó đã giảm tới 9%.
Tình trạng rớt điểm mạnh đó cho thấy thị trường chứng khoán Anh hiện nằm trong số những thị trường yếu kém nhất trên thế giới kể từ sau cuộc trưng cầu ý dân về việc rời EU hồi tháng 6/2016.
Từ sau quyết định Brexit tới nay, thị trường chứng khoán Anh ghi nhận tăng điểm 14,6% xét về giá trị đồng USD, so với tỷ lệ 34% của thị trường Đức và 36,4% của thị trường Mỹ.
Đánh giá chung hiện nay là kinh tế Anh đang đối mặt với bài toán khó về lạm phát, mức tăng lương thực tế ì ạch, những mối quan ngại về tiến trình đàm phán Brexit và tương lai nước Anh sau Brexit, cùng với những bất ổn về tình hình chính trị trong nước.
Chuyên gia phụ trách mảng thị trường cổ phiếu châu Âu, thuộc công ty Deutsche Asset Management, nhận định rằng Anh hiện là nền kinh tế tăng trưởng yếu nhất châu Âu, với mức tăng lợi nhuận công ty dự báo sẽ thuộc hàng yếu kém nhất trong số các thị trường chứng khoán chủ chốt của thế giới trong năm 2018.
Tuy nhiên, một số công ty quản lý quỹ lớn như JPMorgan Asset Management tiếp tục đặt cược vào các cổ phiếu của Anh, bởi theo họ, thị trường này vẫn có nhiều cổ phiếu lợi tức hấp dẫn và lưu chuyển vốn ổn định./.
Michael Hartnett, người đứng đầu bộ phận chiến lược đầu tư của ngân hàng Bank of America Merrill Lynch (BofA), nhận xét sự bi quan về triển vọng thị trường chứng khoán Anh đang là tâm lý chung của các công ty quản lý trên toàn cầu như BlackRock, State Street, Deutsche Asset Management và Lyxor.
Trong khi đó, các thị trường chứng khoán của Mỹ, Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và ngay cả Nhật Bản cho thấy những cơ hội đầu tư hấp dẫn hơn nhiều.
Kết quả cuộc thăm dò ý kiến 163 giám đốc các công ty quản lý đầu tư (hiện giám sát khoảng 510 tỷ USD tài sản trên toàn thế giới) do BofA thực hiện gần đây cũng cho thấy xét trên góc độ đầu tư, cổ phiếu của Anh được đánh giá là lựa chọn “kém hấp dẫn nhất” trong 22 tài sản đầu tư trong khu vực và trên toàn thế giới, bao gồm các loại cổ phiếu, trái phiếu công nghệ, trái phiếu ngân hàng, chứng khoán của Mỹ, Nhật Bản và các thị trường mới nổi.
Khoảng 46% số nhà quản lý quỹ được hỏi đánh giá thấp cổ phiếu Anh, trong khi chỉ 10% số này đặt niềm tin vào thị trường chứng khoán Xứ Sương mù.
Brexit được cho là mối quan ngại chủ yếu khiến nhiều công ty trì hoãn các dự án đầu tư.
Chỉ số chứng khoán FTSE-100 hồi giữa tháng Một năm nay đã có lúc chạm mức cao kỷ lục, song kể từ sau đó đã giảm tới 9%.
Tình trạng rớt điểm mạnh đó cho thấy thị trường chứng khoán Anh hiện nằm trong số những thị trường yếu kém nhất trên thế giới kể từ sau cuộc trưng cầu ý dân về việc rời EU hồi tháng 6/2016.
Từ sau quyết định Brexit tới nay, thị trường chứng khoán Anh ghi nhận tăng điểm 14,6% xét về giá trị đồng USD, so với tỷ lệ 34% của thị trường Đức và 36,4% của thị trường Mỹ.
Đánh giá chung hiện nay là kinh tế Anh đang đối mặt với bài toán khó về lạm phát, mức tăng lương thực tế ì ạch, những mối quan ngại về tiến trình đàm phán Brexit và tương lai nước Anh sau Brexit, cùng với những bất ổn về tình hình chính trị trong nước.
Chuyên gia phụ trách mảng thị trường cổ phiếu châu Âu, thuộc công ty Deutsche Asset Management, nhận định rằng Anh hiện là nền kinh tế tăng trưởng yếu nhất châu Âu, với mức tăng lợi nhuận công ty dự báo sẽ thuộc hàng yếu kém nhất trong số các thị trường chứng khoán chủ chốt của thế giới trong năm 2018.
Tuy nhiên, một số công ty quản lý quỹ lớn như JPMorgan Asset Management tiếp tục đặt cược vào các cổ phiếu của Anh, bởi theo họ, thị trường này vẫn có nhiều cổ phiếu lợi tức hấp dẫn và lưu chuyển vốn ổn định./.