Hạ huyết áp
Để tránh tình trạng này, người bị hạ huyết áp tư thế đứng hãy từ từ đứng dậy khi đang ở tư thế ngồi hoặc nằm. Nếu cần thiết, hãy trao đổi với bác sĩ về vấn đề lưu thông máu mình đang gặp.
Mất nước
Mất nước là một trong những nguyên nhân thường gặp gây chóng mặt. Vì mất nước có thể làm chậm lưu thông máu, khiến huyết áp giảm và gây chóng mặt, theo Reader’s Digest.
Uống quá nhiều caffeine
Uống một lượng caffeine quá mức khuyến cáo là 400 mg/ngày có thể sẽ gây chóng mặt. Caffeine là chất kích thích và có khả năng làm hạn chế lưu thông máu đến não. Máu lên não ít hơn sẽ gây chóng mặt, các chuyên gia sức khỏe cho biết.
Sợ hãi
Tất cả chúng ta đều từng trải qua cảm giác lo lắng. Nhưng nếu lo lắng do sự sợ hãi hay rối loạn lo âu gây ra sẽ kèm theo chóng mặt.
Thở quá nhanh
Thở quá nhanh hoặc quá sâu sẽ gây cảm giác chóng mặt. Thở quá nhanh khiến hàm lượng lượng carbon dioxide trong máu hạ xuống thấp quá mức. Thở quá sâu lại khiến cơ thể không nhận đủ lượng oxy cần thiết để hoạt động tốt, theo Reader’s Digest.
Chúng ta có xu hướng thở quá nhanh khi rơi vào trạng thái lo lắng. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu của rối loạn hoặc viêm nhiễm ở tim, phổi. Những tình trạng này có thể kèm theo cảm giác ngứa ran hoặc chóng mặt, theo Viện Y tế Quốc gia (Mỹ).
Viêm tai giữa
Mọi người có thể bị viêm tai giữa do cảm lạnh, dị ứng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Viêm tai giữa có thể gây tích tự mủ hoặc chất nhầy ở phía sau màng nhỉ, gây chóng mặt. Nguyên nhân là do hệ thống tiền đình chịu trách nhiệm giữ thăng bằng cho cơ thể bị ảnh hưởng, các chuyên gia sức khỏe cho biết.