Theo đó, doanh nghiệp dự kiến phát hành thêm 575.000 cổ phiếu, tương đương 5% tổng số cổ phiếu đang lưu hành theo chương trình ESOP đối với nhân viên, thời gian dự kiến trong quý I/2021.
Trong đó, thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu ESOP là 5 năm. Trong năm thứ ba sẽ có 20% số cổ phiếu được tự do chuyển nhượng, trong năm thứ tư tiếp tục có thêm 20% cổ phiếu chuyển nhượng tự do và phần còn lại sẽ thực hiện trong năm năm.
Trước đó, trong quý IV/2020, RAL ghi nhận doanh thu đạt 1.862,8 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 128,4 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 35,9 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 33,1% về chỉ còn 27,1%.
Trong kỳ, mặc dù lợi nhuận gộp giảm nhẹ 1,9% về 504 tỷ đồng, tuy nhiên chi phí bán hàng giảm tới 19,6% về 250,9 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lợi nhuận khác trong kỳ này chỉ lỗ 11,5 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ tới 200,5 tỷ đồng. Như vậy, mặc dù lợi nhuận gộp giảm nhưng nhờ giảm chi phí bán hàng và đặc biệt không ghi nhận lỗ hoạt động khác như năm trước đã giúp lợi nhuận tăng trưởng tốt trong quý IV/2020.
Được biết, trong quý IV/2019, do ảnh hưởng của sự cố hỏa hoạn ngoài ý muốn ngày 28/08/019, nên đã ảnh hưởng tới báo cáo quý IV/2019 ghi nhận lỗ.
Lũy kế năm 2020, RAL ghi nhận doanh thu đạt 4.922,5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 336,1 tỷ đồng, lần lượt tăng 15,7% và 168,5% so với thực hiện trong năm 2019.
Được biết, trong năm 2020, RAL đưa ra 2 kịch bản, kịch bản 1 với doanh thu 3.400 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 200 tỷ đồng; kịch bản 2 với là 3.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 100 tỷ đồng. Như vậy, theo kịch 1, trong năm 2020 doanh nghiệp hoàn thành 212% kế hoạch lợi nhuận.
Tính tới ngày 31/12/2020, tổng tài sản của RAL tăng 33,6% lên 4.027 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là khoản phải thu ngắn hạn đạt 2.091,5 tỷ đồng, chiếm 51,9% tổng tài sản; tiền và các khoản tương đương tiền đạt 979,4 tỷ đồng, chiếm 24,3% tổng tài sản; tồn kho đạt 656,8 tỷ đồng, chiếm 16,3% tổng tài sản.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 08/02, cổ phiếu RAL giảm 4.300 đồng về 153.000 đồng/cổ phiếu.