BoJ cảnh báo kinh tế phục hồi yếu và cần duy trì chính sách siêu lỏng

0:00 / 0:00
0:00
Quan chức Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) cho biết mặc dù lạm phát trong vài tháng đã vượt mục tiêu 2% của BoJ, nhưng chỉ điều đó sẽ không đủ để rút lại các biện pháp kích thích kinh tế.
Trụ sở Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) tại thủ đô Tokyo. (Ảnh: AFP/TTXVN).

Trụ sở Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) tại thủ đô Tokyo. (Ảnh: AFP/TTXVN).

Thành viên hội đồng quản trị Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Junko Nakagawa ngày 31/8 cảnh báo về những rủi ro đối với nền kinh tế yếu của Nhật Bản như khả năng chi phí sinh hoạt tăng cao ảnh hưởng xấu đến chi tiêu hộ gia đình.

Điều này càng cho thấy sự cần thiết phải giữ chính sách tiền tệ siêu lỏng trong thời gian tới.

Bà Nakagawa cho biết rằng mặc dù hậu quả từ đại dịch COVID-19 đang giảm dần, Bộ sẽ thảo luận tại cuộc họp vào tháng tới xem liệu có thực hiện bất kỳ điều chỉnh nào đối với chính sách ôn hòa hay không.

Theo bà Nakagawa, đồng yen yếu thúc đẩy lợi nhuận cho các nhà sản xuất, trong khi gián đoạn nguồn cung do các lệnh phong tỏa ngừa COVID-19 tại Trung Quốc làm ảnh hưởng đến xuất khẩu và sản lượng của Nhật Bản.

Bà cho hay tiêu dùng ở Nhật Bản đang tăng lên khi tác động của đại dịch giảm xuống, nhưng tác động của một loạt các đợt tăng giá đối với các mặt hàng thiết yếu thường ngày làm giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế của “xứ hoa anh đào.”

Mặc dù lạm phát trong vài tháng đã vượt mục tiêu 2% của BoJ, nhưng chỉ điều đó sẽ không đủ để rút lại các biện pháp kích thích kinh tế, bà Nakagawa nói.

Bà nói: “Chúng ta phải tiếp tục nới lỏng tiền tệ để đạt được mục tiêu lạm phát bền vững và ổn định, được hỗ trợ bởi một chu kỳ tích cực đi kèm với tăng trưởng tiền lương.”

BoJ đã duy chính sách tiền tệ cực lỏng để hỗ trợ đà phục hồi kinh tế mong manh. Ngoài ra, ngân hàng trung ương vẫn hướng tới một chính sách ôn hòa, cam kết giữ lãi suất ở "mức hiện tại hoặc thấp hơn" và tăng cường các biện pháp kích thích khi cần thiết đối với tầm nhìn về tác động của đại dịch.

Tại cuộc họp ngày 21-22/9 tới, BoJ sẽ quyết định xem có kết thúc chương trình cho vay cứu trợ đại dịch theo lịch trình sẽ hết hạn vào cuối tháng Chín hay không.

Bà Nakagawa cho biết số phận của chương trình cho vay không liên quan trực tiếp đến quyết định của BoJ về việc có điều chỉnh hướng dẫn hay không.

Giá tiêu dùng cơ bản của Nhật Bản trong tháng Bảy đã tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước đó, đánh dấu tốc độ nhanh tăng nhất trong 7 năm rưỡi do giá nhiên liệu và nguyên liệu thô tăng mạnh.

Tin bài liên quan