Diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn cứu hộ hầm đường bộ đèo Cả
Đây là một trong những nội dung thông tin quan trọng trong công văn số 6672/BGTV – ĐTCT vừa được Bộ GTVT gửi Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thoog đường bộ Việt Nam (VARSI) liên quan đến việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Theo ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ GTVT, Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 là công trình quan trọng quốc gia đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22/11/2017.
Thực hiện Nghị quyết số 52/2017/QH14, thời gian vừa qua Bộ GTVT đã phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương liên quan tổ chức triển khai Dự án tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch và hiệu quả theo đúng yêu cầu của Quốc hội.
Theo quy định của Luật Đấu thầu, việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án qua hai bước là sơ tuyển và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Trong bước sơ tuyển, Bộ GTVT đã tổ chức lập hồ sơ mời sơ tuyển tuân thủ quy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BKHĐT ngày 29/9/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bao gồm đầy đủ các tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm. Sau khi hoàn thành, Bộ GTVT đã lấy ý kiến các Bộ, ngành, tổ chức thẩm định, phê duyệt và phát hành cho các nhà đầu tư. Đến tháng 4/2020, Bộ GTVT đã phê duyệt kết quả sơ tuyển nhà đầu tư, Bên mời thầu đã đăng tải công khai danh sách nhà đầu tư qua sơ tuyển trên mạng đấu thầu theo đúng quy định pháp luật.
Hiện nay, Bộ GTVT đang chỉ đạo các cơ quan liên quan hoàn chỉnh hồ sơ mời thầu, dự thảo hợp đồng theo đúng quy định pháp luật để triển khai bước đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Liên quan đến kiến nghị của VARSI về kinh nghiệm thi công và quản lý vận hành và khai thác công trình, đặc biệt đối với các dự án thành phần có công trình hầm đường bộ, cầu lớn, Bộ GTVT khẳng định đây là các công trình có tính chất đặc thù, quá trình thi công và vận hành khai thác cần đảm bảo các tiêu chí về an toàn, chất lượng và tiến độ; do vậy, việc lựa chọn nhà thầu thi công, nhà thầu quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình này phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm theo quy định pháp luật.
Lãnh đạo Bô GTVT cho biết là hiện nay, theo quy định tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 4/5/2018 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thì việc lựa chọn nhà thầu do nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thực hiện “Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ban hành quy chế lựa chọn nhà thầu tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp và nhà thầu khác trên 2 cơ sở bảo đảm công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế để áp dụng thống nhất trong quá trình thực hiện dự án”. Tuy nhiên, tại Thông tư số 08/2019/TT-BXD ngày 11/11/2019 của Bộ Xây dựng quy định về giám sát, quản lý chất lượng các công trình được đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư thì Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu và kiểm tra kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu của dự án (nếu có) trong bước thực hiện dự án trước khi doanh nghiệp dự án phê duyệt theo quy định trong hợp đồng dự án.
Căn cứ quy định nêu trên, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, bổ sung trong dự thảo hợp đồng (đóng kèm theo hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư) các quy định về công tác lựa chọn nhà thầu để nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công, quản lý, vận hành khai thác, bảo trì các công trình (đặc biệt là các công trình cầu lớn, hầm đường bộ) đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm theo đúng quy định pháp luật.
“Trong quá trình thực hiện, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ kiểm tra yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu, kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng trong quá trình thi công và vận hành khai thác công trình dự án theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng và các quy định trong hợp đồng dự án”, Thứ trưởng Bộ GTVT khẳng định.
Trước đó, vào ngày 7/7, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ GTVT nnghiên cứu ý kiến của VARSI về việc yêu cầu nhà đầu tư tham gia đấu thầu Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo hình thức PPP phải có năng lực, kinh nghiệm quản lý vận hành; đồng thời sớm xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm đáp ứng yêu cầu trong tổ chức thi công và vận hành, khai thác công trình.
Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, VARSI cho biết, hiện các thành viên của hiệp hội đang tham gia đấu thầu nhà đầu tư để thực hiện các dự án thành phần đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông theo hình thức PPP. Theo báo cáo của các thành viên Hiệp hội, trong giai đoạn sơ tuyển nhà đầu tư của 5 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam triển khai theo hình thức PPP (trong đó có 4 hầm đường bộ với quy mô mặt cắt ngang 6 làn xe, chiều dài từ 450 m đến 2.195 m), hồ sơ mời sơ tuyển mới đánh giá năng lực đầu tư thi công của nhà đầu tư nhưng chưa xem xét đến các tiêu chí để đánh giá năng lực, kinh nghiệm về quản lý, vận hành, bảo trì, đặc biệt là các công trình có tính chất đặc thù như hầm đường bộ, cầu lớn.
“Việc này sẽ gây nhiều rủi ro khi các công trình này hoàn thành nhưng không bảo đảm các điều kiện về vận hành, khai thác, không đủ cơ sở để nghiệm thu hoàn thành trước khi đưa vào sử dụng, dẫn đến lãng phí”, ông Trần Chủng, Chủ tịch VARSI cho biết.
Đây là lý do được VARSI đưa ra khi kiến nghị Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo Bộ GTVT xem xét bổ sung tiêu chí tiên quyết trong hồ sơ mời thầu khi chọn nhà đầu tư các dự án PPP cao tốc Bắc – Nam cần chứng minh năng lực, kinh nghiệm quản lý, vận hành, bảo trì, đặc biệt là các dự án thành phần có công trình đường bộ, cầu lớn.