Phố Wall tiếp tục có phiên tăng mạnh - Ảnh: Reuters

Phố Wall tiếp tục có phiên tăng mạnh - Ảnh: Reuters

Bỏ qua nỗi sợ Ukraine, chứng khoán Âu, Mỹ tiếp tục tăng điểm

(ĐTCK) Dữ liệu khả quan của kinh tế Mỹ, cùng báo cáo kết quả kinh doanh khả quan của các doanh nghiệp giúp giới đầu tư hứng khởi, bỏ qua nỗi lo về tình hình Ukraine để đổ tiền vào chứng khoán.
Dữ liệu vừa công bố hôm thứ Ba cho thấy, chỉ số PHLX lĩnh vực nhà ở của Mỹ tăng 1,7%. Lĩnh vực nhà ở trong tháng 7 cũng có mức phục hồi mạnh nhất trong 8 và vượt qua kỳ vọng của giới phân tích. Bên cạnh đó, sự lạc quan cũng trở lại trong lĩnh vực xây dựng nhà.

Những dữ liệu tích cực trên, cùng kết quả kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ khả quan vừa công bố cũng đã giúp phố Wall tiếp tục có phiên tăng khá, trong đó, Nasdaq vẫn đang ở mức cao nhất 14 năm.

Kết thúc phiên 19/8, chỉ số Dow Jones tăng 80,85 điểm (+0,48%), lên 16.919,59 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 9,86 điểm (+0,50%), lên 1.981,60 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 19,20 điểm (+0,43%), lên 4.527,51 điểm.

Chứng khoán châu Âu, đặc biệt là chứng khoán Đức và Pháp tiếp tục hồi phục mạnh trong phiên thứ Ba khi Bộ Ngoại giao Nga cho biết, đã đạt được một số tiến bộ trong các cuộc đàm phán 4 bên Nga, Đức, Pháp và Ukraine xung quanh cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Chỉ số chứng khoán DAX của Đức tiếp tục tăng gần 1% trong phiên thứ Ba, nâng tổng mức tăng trong 10 ngày lên 4%, nhưng vẫn giảm khoảng 7% so với mức đỉnh 10.050,98 điểm được thiết lập cuối tháng 6.

Kết thúc phiên 19/8, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 35,57 điểm (+0,53%), lên 6.776,82 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 88,95 điểm (+0,96%), lên 9.334,28 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 43,49 điểm (+1,03%), lên 4.248,92 điểm.

Dữ liệu kinh tế khả quan của Mỹ cũng thị trường chứng khoán châu Á có phiên giao dịch khả quan ngày thứ Ba. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng tại Ukraine có dấu hiệu hạ nhiệt cũng giúp giới đầu tư châu Á tự tin hơn vào thị trường.

Kết thúc phiên 19/8, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 146,40 điểm (+0,96%), lên 15.449,79 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 167,49 điểm (+0,67%), lên 25.122,95 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Trung Quốc tăng 5,86 điểm (+0,26%), lên 2.245,33 điểm.

Giá vàng có xu hướng hồi nhẹ trong phiên giao dịch châu Á, Âu, nhưng giảm mạnh trở lại khi bước vào phiên giao dịch Mỹ do dữ liệu nhà ở khả quan của Mỹ được công bố. Tuy nhiên, các căng thẳng địa chính trị giúp giá vàng không giảm quá sâu.

Giới đầu tư cũng đang thận trọng để hướng về Jackson Hole, Wyoming, nơi diễn ra cuộc họp hàng năm của các ngân hàng Trung ương. Tại cuộc họp diễn ra vào thứ Sáu này, dự kiến Chủ tịch FED Janet Yellen và Chủ tịch ECB Mario Draghi sẽ có các bài phát biểu về chính sách tiền tệ quan trọng.

Kết thúc phiên 19/8, giá vàng giao ngay giảm 2,0 USD (-0,15%), xuống 1.295,20 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 giảm 2,6 USD (-0,20%), xuống 1.296,7 USD/ounce.

Việc Lybia tăng trở lại hoạt động khai thác và xuất khẩu dầu thô khiến giá dầu thô tiếp tục giảm mạnh. Trong khi đó, đà giảm của giá dầu thô Brent đã có dấu hiệu chững lại trong phiên thứ Ba.

Kết thúc phiên 19/8, giá dầu thô Mỹ giảm 1,93 USD (-2,04%), xuống 94,48 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,04 USD (-0,04%), xuống 101,56 USD/thùng.

Tin bài liên quan