Bộ GTVT cũng quy định khung giá trong chuyển nhượng các loại hình dịch vụ khác như: Phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không; kỹ thuật hàng không; cung cấp suất ăn hàng không; cung cấp xăng dầu hàng không...
Theo Thông tư, khung giá khai thác dịch vụ hàng được đưa ra mức tối thiểu và tối đa để nhượng quyền bán lại, tổ chức đấu thầu, tính giá hợp đồng chuyển nhượng dịch vụ cho các DN, tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hàng không.
Trong các khung giá cụ thể nói trên, cung cấp suất ăn hàng không được quan tâm đặc biệt. Hiện mức giá tối thiểu trong khung giá chuyển nhượng là 75.000 đồng/suất/chuyến bay và tối đa là 100.000 đồng/suất/chuyến bay. Mức giá này hiện chưa tính thuế giá trị gia tăng (VAT).
Theo Dự thảo Thông tư, trường hợp không tính giá chuyển nhượng khai thác dịch vụ hàng không là khi chuyến bay không sử dụng dịch vụ suất ăn hàng không từ các doanh nghiệp được nhượng quyền.
Các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tự cung cấp các dịch vụ hàng không tương ứng cho chính doanh nghiệp mình
Về các mức giá chuyển nhượng theo tỷ lệ % như khai thác nhà ga hành khách quốc tế (tối thiểu 3,5% và tối đa 7%); khai thác nhà ga, kho hàng hóa từ 1,5% tối đa 2%...
Theo lý giải Bộ GTVT trong Dự thảo Thông tư nói trên, tỷ lệ % dựa trên căn cứ tính trên doanh thu thực tế thu được từ các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ tương ứng.
Góp ý vào giá chuyển nhượng suất ăn hàng không trong Dự thảo Thông tư nói trên, Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng (MASCo) đề nghị Bộ GTVT xem xét ban hành mức thu thấp hơn nhằm giúp các doanh nghiệp cung ứng suất ăn trong ngành hàng không Việt Nam có thể yên tâm đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cạnh tranh và mạnh hội nhập sâu vào ngành hàng không quốc tế.