Bộ Công an sẽ sớm đấu giá biển số xe để người dân chọn số theo sở thích

0:00 / 0:00
0:00
Bộ Công an sẽ sớm thực hiện đấu giá biển số xe, tạo điều kiện cho người dân lựa chọn biển số xe theo sở thích, đáp ứng tư tưởng trong sinh hoạt và kinh doanh.
Theo dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, biển số xe có thể sẽ được đấu giá.

Theo dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, biển số xe có thể sẽ được đấu giá.

Liên quan đến dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, dư luận thời gian qua quan tâm nhiều đến vấn đề đấu giá biển số xe. Lãnh đạo Cục Cảnh sát giao thông (C08 - Bộ Công an) đã lên tiếng về nội dung này.

Lãnh đạo C08 cho hay, theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và luật Quản lý, sử dụng tài sản công, kho số của biển số xe do Bộ Công an đang sử dụng để đăng ký xe là tài sản công. Tuy nhiên, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 hiện hành quy định cấm mua, bán biển số xe.

Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đã sửa đổi quy định này. Theo đó, chỉ cấm mua, bán trái phép biển số xe; trường hợp mua biển số thông qua đấu giá là hợp pháp. Đồng thời, dự thảo luật đã quy định cấp biển số thông qua đấu giá là một trong các hình thức cấp biển số xe.

Các luật chuyên ngành đã cụ thể hóa việc đấu giá biển số xe, đảm bảo biển số xe cơ giới sau đấu giá đảm bảo đầy đủ các quyền về tài sản gồm: quyền sử dụng, quyền chiếm hữu, quyền định đoạt.

Bộ Công an thực hiện sớm đấu giá biển số xe đảm bảo công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho người dân lựa chọn biển số xe cơ giới theo sở thích để đáp ứng tư tưởng trong sinh hoạt và kinh doanh và gắn trách nhiệm người trúng đấu giá sử dụng biển số đó không đúng quy định.

Một phương tiện bị “trói” bởi 2 luật?

Một vấn đề khác dư luận quan tâm là vì sao không quy định về phương tiện giao thông trong một luật mà lại quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ở Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), quy định phương tiện tham gia giao thông tại Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ?

Lãnh đạo C08 cho hay, điều kiện phương tiện tham gia giao thông đã được các Bộ, ngành và Chính phủ thảo luận rất kỹ.

Chính phủ thấy rằng, tỷ lệ tai nạn giao thông do nguyên nhân từ chất lượng phương tiện chiếm tỷ lệ không nhiều so với các nguyên nhân khác (khoảng 10% là do nguyên nhân an toàn kỹ thuật và đường sá, 90% nguyên nhân do người tham gia giao thông).

Hiện nay, nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ nên an toàn kỹ thuật và bảo vệ mội trường phương tiện trước khi nhập khẩu vào Việt Nam cần đảm bảo chất lượng, gắn kết với việc đăng kiểm phương tiện sau khi lưu hành.

Cho nên, Chính phủ thống nhất Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) quy định tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là phù hợp.

Để đảm bảo phương tiện tham gia giao thông, ngoài điều kiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì phải có điều kiện về đăng ký phương tiện, đặc biệt là quy định trách nhiệm của chủ phương tiện khi tham gia giao thông, trách nhiệm khắc phục bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông, quy định quản lý chặt chẽ di biến động của phương tiện là hết sức quan trọng để phòng ngừa tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông.

Chính phủ thống nhất phải quy định rõ trong Luật Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Vì vậy, việc tách bạch 2 nội dung trên trong 2 dự thảo luật là hoàn toàn phù hợp về phạm vi điều chỉnh, có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn.

Tin bài liên quan