Blue bond, trái phiếu tài trợ cho các dự án bảo tồn nước đang tiến đến "điểm bùng phát"

Blue bond, trái phiếu tài trợ cho các dự án bảo tồn nước đang tiến đến "điểm bùng phát"

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Blue bond - trái phiếu cho phép các nhà đầu tư tài trợ cho các nỗ lực bảo tồn nước - đang thu hút sự chú ý.

Matt Lawton, nhà quản lý danh mục đầu tư từ T Rowe Price đã so sánh thị trường Blue bond ngày nay với thị trường Green bond cách đây 10 - 15 năm. Ngày nay, thị trường Green bond có giá trị khoảng 2.000 tỷ USD. Trong khi đó, thị trường Blue bond nhỏ hơn nhiều, chỉ khoảng 5 tỷ USD, nhưng đang trên đà thay đổi lớn.

“Đây là một thị trường hiện còn rất non trẻ. Người ta không thể ra ngoài và đầu tư vài tỷ USD vào Blue bond vì thị trường hầu như không tồn tại. Vì vậy, những gì chúng tôi đang nỗ lực thực sự là tự mình xây dựng thị trường”, ông Matt Lawton cho biết.

T Rowe Price đã hợp tác với Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG). Mỗi bên đều cam kết đầu tư tới 75 triệu USD vào chiến lược và sẽ tìm cách huy động thêm 350 - 450 triệu USD từ các nhà đầu tư. Quỹ sẽ nhắm mục tiêu lợi nhuận cao hơn từ 3 - 6% so với lợi suất của Trái phiếu Kho bạc Mỹ.

“Blue bond đang ở điểm bùng phát khi có sự nhiệt tình và gắn kết hơn rất nhiều giữa những người tham gia thị trường vốn, nhà đầu tư, tổ chức bảo lãnh, tổ chức phát hành… Tôi nghĩ chúng ta đang ở điểm bùng phát này, cho dù nó diễn ra vào năm 2024, năm 2025 hay 2026, tôi có mức độ tin tưởng cao rằng điều đó sẽ xảy ra”, ông cho biết.

Blue bond có thể tài trợ cho mọi thứ, từ đa dạng sinh học và bảo tồn biển đến các dự án nhằm ngăn chặn đánh bắt quá mức đến xử lý ô nhiễm rác thải nhựa.

Nhưng đối với tất cả các mục tiêu về khí hậu và tính bền vững, có một lý do kinh tế thuyết phục mà các nhà đầu tư sẽ đầu tư vào trái phiếu này.

Ông Matt Lawton lấy ví dụ như vệ sinh nước. Hợp đồng dài hạn, dòng tiền định kỳ cao, có một lập luận kinh tế khá mạnh mẽ được đưa ra để đầu tư vào các loại trái phiếu đó.

Hoạt động đầu tư vào ESG đã gặp nhiều khó khăn trong năm qua do làn sóng tâm lý chống đối. Doanh số bán chứng chỉ quỹ tập trung vào khí hậu đã giảm 75% vào năm 2023. Nhưng Blue bond dường như đã vượt qua những trở ngại đó vì đây là chủ đề được đầu tư ít (chưa đến 0,5% tổng thị trường nợ bền vững), mà còn vì sự hấp dẫn tài chính của chính nó.

“Đối với tất cả việc chính trị hóa ESG, đây là một trong số ít chủ đề mà chúng ta có thể đồng ý”, ông Matt Lawton cho biết.

Nguồn gốc của Blue bond

Một trong những chương trình Blue bond đầu tiên được triển khai với sự giúp đỡ của tổ chức phi lợi nhuận The Nature Conservancy để tài trợ cho các nỗ lực bảo tồn ở quốc đảo Seychelles thuộc châu Phi. Chương trình này đã sử dụng cái gọi là hoán đổi "nợ lấy thiên nhiên", trong đó một phần nợ của quốc gia được xóa để đổi lấy đầu tư của địa phương vào các biện pháp bảo tồn.

Preeti Bhattacharji, người đứng đầu bộ phận đầu tư bền vững của JPMorgan cho biết: “Tôi đánh giá cao Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên vì họ đã tạo ra một chương trình Blue bond cách đây vài năm mà tôi nghĩ đã thực sự thu hút nhiều sự quan tâm đến lĩnh vực này”.

Tổ chức này hiện là một trong những nhà phát hành Blue bond nổi tiếng nhất.

Các ngân hàng như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc cũng đã phát hành Blue bond. Phương thức tài trợ này thực sự đang thu hút được nhiều sự chú ý ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương do khu vực này phụ thuộc vào tài nguyên biển, trong đó số lượng phát hành tăng gấp đôi lên 1 tỷ USD kể từ khi ra mắt vào năm 2020.

Nhiều tổ chức hơn đang tham gia vào trái phiếu này. Tháng 8/2023, công ty năng lượng gió Ørsted đã trở thành công ty năng lượng đầu tiên phát hành Blue bond với trị giá 100 triệu euro và đáo hạn vào năm 2028. Mitsui O.S.K Lines - công ty vận tải biển Nhật Bản - cũng đã công bố vào tháng 12 về việc phát hành Blue bond với giá trị 10 tỷ yên (66 triệu USD).

Trong khi sự quan tâm của bên mua vẫn còn hạn chế ở một nhóm nhà đầu tư tương đối nhỏ, thị trường có rất nhiều tiềm năng phát triển vì tính bền vững trở thành ưu tiên hàng đầu của các thế hệ tương lai.

“Khi những người trẻ tuổi trở nên giàu có, có quyền lực, bắt đầu đặt những câu hỏi này, mô hình mà tôi đã thấy - có thể không cụ thể đối với Blue bond mà là về tính bền vững - là có sự quan tâm ngày càng tăng đối với những lĩnh vực này”, bà Preeti Bhattacharji cho biết.

Tin bài liên quan