Việt Nam và Philippines đang nhận về những phần thưởng ngọt ngào nhờ đa dạng hóa hàng hóa xuất khẩu, giúp 2 quốc gia này chống trọi được với tình trạng giá hàng hóa sụt giảm.
Trong khi đó, Indonesia và Malaysia lại là kẻ chiến bại và hiện đã bị ADB đánh giá rằng sẽ chịu nhiều tổn thương khi giá năng lượng và các loại hàng hóa khác giảm sút.
Cách đây 2 thập kỷ, hàng hóa xuất khẩu chiếm khoảng 50% sản lượng xuất khẩu của cả Việt Nam và Indonesia. Cho đến năm 2014, Việt Nam đã giảm lượng hàng xuống còn thấp hơn 30%, trong khi Indonesia vẫn ở gần mức 60%.
Việt Nam đã xoay sở để giảm thiểu sự phụ thuộc quá lớn vào hàng hóa xuất khẩu bằng cách thúc đẩy việc bán các đồ điện tử, điện thoại di động, hàng dệt may, da giày thông qua việc mở rộng hoạt động sản xuất trong nước.
Giá cả hàng hóa toàn cầu, từ dầu thô cho tới đồng, than đá đều sụt giảm do nhu cầu tiêu thụ từ Trung Quốc giảm mạnh. Thêm vào đó, hiện tượng El Nino trên toàn cầu khiến thời tiết ấm lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, làm giảm sút lượng tiêu thụ khí đốt và dầu, tạo thêm áp lực lên hàng hóa xuất khẩu từ Malaysia và Indonesia, theo HSBC Holdings Plc.
“Giá cả của các loại hàng hóa có thể còn giảm hơn nữa trong năm 2016. Philippines sẽ là nước có lợi nhiều nhất, trong khi Việt Nam vẫn giữ vững vị thế hiện tại. Chúng tôi tiếp tục đánh giá Indonesia sẽ gặp phải những nguy cơ lớn nhất”, chuyên gia kinh tế Josheph Incalcaterra tại HSBC cho biết.
GDP của Việt Nam và Philippines được dự báo sẽ tăng trưởng hơn 6% trong năm nay và năm 2016, là bước tăng trưởng nhanh nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á, theo ADB.