Bloomberg: Nhờ vào nhà đầu tư cá nhân, thị trường chứng khoán Việt Nam hấp dẫn nhất châu Á

Bloomberg: Nhờ vào nhà đầu tư cá nhân, thị trường chứng khoán Việt Nam hấp dẫn nhất châu Á

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các nhà đầu tư cá nhân đang đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam với tốc độ chưa từng có và làm dấy lên đồn đoán rằng khối ngoại sẽ quay trở lại sau khi bán ròng mạnh trong năm qua.

Chỉ số VN-Index đã tăng 17% từ tháng 2 tính tới ngày 30/4, vượt trội mọi thị trường chứng khoán lớn trong khu vực châu Á và gần như tăng gấp đôi mức tăng của chỉ số S&P 500.

Trong khi khối ngoại bán ròng khoảng 842 triệu USD trong năm nay, nhưng tình thế đó có thể sẽ thay đổi.

Theo EPFR, các quỹ đầu tư cổ phiếu của Việt Nam đã ghi nhận dòng vốn đầu tư kỷ lục trong tuần thứ ba của tháng 4, ngay cả khi các quỹ đầu tư của thị trường mới nổi có dòng tiền rút ra lớn nhất kể từ tháng 1/2021. Trong đó, quỹ ETF Việt Nam mới có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc) đã huy động được hơn 350 triệu USD.

Lãi suất giảm đã thúc đẩy người Việt Nam mở gần 400.000 tài khoản giao dịch mới vào năm 2020, một mức cao kỷ lục. Chỉ trong 3 tháng đầu năm nay, họ đã mở thêm gần 258.000 tài khoản, giúp thanh khoản hàng ngày trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) lên mức cao nhất mọi thời đại.

“Thị trường chứng khoán rất sôi động và nhiều người bạn của tôi kiếm tiền từ nó, vì vậy tôi quyết định rút tiền từ ngân hàng chuyển sang đầu tư chứng khoán để thu lợi nhuận tốt hơn”, chị Nguyễn Lan Hương, 30 tuổi, nhân viên một cửa hàng tạp hóa cho biết.

Tương quan chỉ số VN-Index với một số chỉ số chứng khoán khác trong 1 năm qua.

Tương quan chỉ số VN-Index với một số chỉ số chứng khoán khác trong 1 năm qua.

Theo CTCP Chứng khoán SSI, chất xúc tác cuối cùng cho thị trường chứng khoán Việt Nam có thể xuất hiện khi các nhà đầu tư quốc tế đảo ngược việc bán ròng cổ phiếu. Các nhà đầu tư cá nhân trong nước thường mô tả phần lớn hành vi đầu tư của mình xung quanh các nhà đầu tư nước ngoài khi họ tìm kiếm lĩnh vực nào sẽ ưa thích.

Theo HSBC, Việt Nam là một “thị trường có thể đầu tư”. Lượng tiền mặt rất lớn trong dân đã giúp ​​khối lượng giao dịch của thị trường chứng khoán tăng gấp 4 lần kể từ cuối năm 2019, dựa trên đường trung bình MA50.

Thanh khoản thị trường tăng mạnh

Thanh khoản thị trường tăng mạnh

VN-Index hiện bao gồm 11 cổ phiếu có giá trị thị trường vượt 5 tỷ USD, tăng so với chỉ 2 cổ phiếu trong năm 2015.

Chứng khoán của Việt Nam đã tăng trong bối cảnh lạc quan rằng, nền kinh tế có thể duy trì đà tăng sau khi là một trong số ít ở châu Á mở rộng vào năm ngoái. Hoạt động sản xuất trong tháng 4 đã tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2018 dựa theo báo cáo PMI hôm thứ Ba (4/5).

Việt Nam có vị trí tốt khi các nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc dẫn đầu sự phục hồi toàn cầu từ đại dịch. Việt Nam được hưởng lợi khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung thúc đẩy các công ty đa dạng hóa chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc.

“Chúng tôi đã luôn đánh giá tích cực về Việt Nam trong các năm qua. Họ là người hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và thành công trong việc đối phó với đại dịch”, Jeff Gill,Ggiám đốc quản lý quỹ City of London Investment Management cho biết.

Khối ngoại đã bán ròng 876 triệu USD cổ phiếu Việt Nam vào năm ngoái, và động thái tương tự cũng diễn ra trong năm nay. Điều đó phù hợp với làn sóng bán ra trên khắp các thị trường mới nổi châu Á của các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo ông Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, những động thái đó chỉ đơn giản là làm tăng lượng tiền mặt của người nước ngoài ở Việt Nam ở trạng thái chờ đợi, vốn đã cao hơn đáng kể so với thời điểm cuối năm 2020.

Nhà đầu tư nước ngoài bán cổ phiếu Việt Nam với tốc độ mạnh

Tình hình mua/bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam

Tình hình mua/bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam

Chứng khoán Việt Nam cũng phải đối mặt với sự điều chỉnh vào tháng 3 khi FTSE Russell quyết định chưa nâng Việt Nam lên thị trường mới nổi thứ cấp.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước dự kiến ​​sẽ giải quyết vấn đề này vào cuối năm nay. Các nhà đầu tư cũng cho rằng, giới hạn sở hữu nước ngoài là mối lo ngại có thể cản trở khả năng phát triển của thị trường hơn nữa.

Các nhà quản lý tiền tệ từ Sempione Sim SpA đến Asia Frontier Capital và City of London Investment Management cho biết, họ đang bận rộn tìm kiếm các điểm đầu tư vào. Họ viện dẫn triển vọng kinh tế vững chắc, định giá tương đối hấp dẫn, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng và thu nhập tăng trưởng tốt là những lý do để lạc quan và đồng thời thể hiện niềm tin vào khả năng của Chính phủ trong việc ngăn chặn đại dịch.

Federico Parenti, Giám đốc quỹ tại Sempione Sim ở Milan cho biết: “Tôi thấy Việt Nam là một câu chuyện tăng trưởng rất hấp dẫn và ổn định trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn”.

Tin bài liên quan