Theo Ben van Beurden, CEO của Royal Dutch Shell Plc, nhu cầu dầu mỏ không bao giờ có thể khôi phục lại hoàn toàn.
Với một góc nhìn lạc quan, các nhà phân tích của Citigroup cho rằng, mức tiêu thụ nhiên liệu của máy bay sẽ không quay lại ở mức năm ngoái cho tới năm 2022.
Giám đốc điều hành Boeing cho biết, lưu lượng hành khách có thể sẽ không quay lại với mức độ như trong năm 2019 trong ba năm tới.
Julian Lee, chuyên gia kinh tế Bloomberg cho biết, mức giảm tiêu thụ dầu trên toàn thế giới trong tháng 4 đã lên tới 35 triệu thùng mỗi ngày và dự báo ước tính nhu cầu sử dụng dầu trong năm 2020 là khoảng 10 triệu thùng mỗi ngày, chỉ bằng 10% so với nhu cầu năm 2019.
Đại dịch này hoàn toàn khác với những cuộc khủng hoảng tài chính trước đó, vì nó ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất cũng như sức khoẻ tài chính của mọi người và buộc mọi người, dù ở mức độ ảnh hưởng ít hay nhiều đều phải áp dụng cách sống và làm việc mới cho dù có thích hay không, theo chuyên gia kinh tế Bloomberg.
Theo dự báo của các chuyên gia, ngành công nghiệp này có thể chỉ có 5% là tồn tại do nhu cầu dài hạn. Sự mất mát nghiêm trọng này có thể gây ra tình trạng dư thừa cấu trúc thông qua chuỗi cung ứng dầu.
Ngay cả trước khi đại dịch xuất hiện, tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ cũng tập trung vào nhựa, thay vì nhiên liệu. Điều này làm triển vọng tối đi đối với các nhà máy lọc dầu ở châu Âu và Bắc Mỹ, nơi đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nhà máy mới ở có hiệu quả hơn ở Trung Đông và châu Á. Nhu cầu sụt giảm kéo theo cạnh tranh càng căng thẳng hơn do các nhà máy phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm dư thừa của mình.
Biểu đồ công suất sản xuất dầu của OPEC
Dù cho Ả Rập Xê Út không đóng vai trò dẫn đầu trong nguồn cung dầu hay Tổng thống Mỹ gây áp lực lên các nhà sản xuất dầu nước ngoài giảm sản lượng cũng không thể loại bỏ nguồn cung dư thừa.
Và khi khủng hoảng hiện tại qua đi, Ả Rập Xê Út cũng không sẵn lòng nắm giữ vai trò như một “nhà sản xuất bên lề” (swing producer – tức quốc gia sẽ quyết định giá quốc tế lên hay xuống tùy vào sản lượng của quốc gia đó), mà phải hạn chế nguồn cung. Khi đó, các nhà sản xuất khác sẽ tăng cường sản lượng để chiếm thị phần và vấn đề dư thừa nguồn cung vẫn khó giải quyết.
Mỗi khi giá dầu tăng, các nhà sản xuất sẽ tăng cường sử dụng công suất nhàn rỗi. Sau sự sụt giảm giá dầu vào giữa những năm 1980, phải mất hai thập kỷ để giá có thể quay lại mức cũ và sẽ lâu hơn nếu tính tới tác động của lạm phát. Và lần này có thể còn kéo dài lâu hơn nữa, theo chuyên gia kinh tế Bloomberg.