Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân hiện có 4 nhà máy với công suất 4.284 MW. Ảnh: Zing

Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân hiện có 4 nhà máy với công suất 4.284 MW. Ảnh: Zing

Bình Thuận xin bổ sung gần 30.000 MW vào Quy hoạch điện VIII

0:00 / 0:00
0:00
Có mục tiêu trở thành Trung tâm năng lượng mang tầm quốc gia, tỉnh Bình Thuận mới đây đã kiến nghị bổ sung gần 30.000 MW vào Quy hoạch điện VIII.

Trong số này có Dự án LNG Kê Gà có quy mô 3.600 MW, gồm 3 giai đoạn, do các nhà nhà đầu tư gồm Enegry Capitall Việt Nam LLC, Kogas Corporation, Excelerate Energy LLP đề xuất. Dự án có quy mô 4,2 tỷ USD.

Trong số 11 dự án điện gió được đề xuất có 3 dự án điện gió trên bờ là Hồng Phong 3.1 (46,2 MW), Hồng Phong 3.2 (46,2 MW) và Bình Thuận (50 MW).

8 dự án còn lại đều là điện gió ngoài khơi với tổng quy mô 22.000 MW, bao gồm, Dự án điện gió Thăng Long Wind (3.400 MW), Dự án điện gió ngoài khơi Là Gàn (3.500 MW), Dự án điện gió ngoài khơi Bình Thuận (khoảng 5.000 MW gồm 10 nhà máy), Dự án điện gió ngoài khơi Hàm Thuận Nam (dự kiến 900 MW), Dự án điện gió ngoài khơi biển Cổ Thạch (2.000 MW), Dự án điện gió ngoài khơi Vĩnh Phong (dự kiến 1.000 MW), Dự án điện gió ngoài khơi AMI AC (dự kiến 1.800 MW) và Dự án điện gió ngoài khơi Tuy Phong (dự kiến 4.600 MW).

Với lĩnh vực điện mặt trời, hiện có 62 dự án đã được UBND tỉnh trình Bộ Công thương thẩm định bổ sung Quy hoạch phát triển điện quốc gia với tổng công suất 3.371 MW. Trong số này, Bộ Công thương đã họp thẩm định 15 dự án với công suất 759 MW.

Ngoài ra UBND cũng đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giao các đơn vị có liên quan, các đơn vị trực thuộc nghiên cứu, xem xét thực hiện bổ sung quy hoạch điện lực, đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các hệ thống đường dây truyền tải và các trạm biến áp 500 kV, 220 kV và 110 kV, triển khai đồng bộ để phục vụ đấu nối, truyền tải, giải tỏa công suất và phát huy hiệu quả các dự án nguồn điện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, trong đó, có các trạm 220 kV đã được Bộ Công Thương phê duyệt danh mục trong Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Thuận tại Quyết định số 4761/QĐ-BCT ngày 24/12/2018.

Khu vực chứa than tại Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân. ảnh: Zing
Khu vực chứa than tại Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân. ảnh: Zing

Đồng thời, xem xét bổ sung quy hoạch và đầu tư các công trình trạm biến áp và đường dây 500 kV để giải tỏa công suất các dự án điện, gồm: TBA 500 kV Hồng Phong (900 MVA) và 220 kV Hồng Phong (2x250 MVA), TBA 500 kV Kê Gà – Hàm Thuận Nam (8x900 MVA) và TBA 500 kV điện gió La Gàn (4x900 MVA), các đường dây 500 kV mạch kép từ trạm biến áp 500 kV Nhà máy điện gió La Gàn - Thuận Nam (Ninh Thuận), đường dây 500 kV mạch kép Hàm Thuận Nam - Long Thành, Hàm Thuận Nam – Bình Dương, đường dây 500 kV mạch kép đấu nối TBA 500 kV Hồng Phong.

Việc xây dựng các tuyến đường dây 500 kV và 220 kV để giải phóng công suất các nhà máy điện này cũng được tỉnh mong muốn phải đảm bảo đồng bộ, nhiều mạch, tránh xây dựng quá nhiều tuyến đường dây cùng cấp điện áp để tiết kiệm đất đai, giảm ảnh hưởng đến người dân trong việc đền bù giải tỏa.

Hiện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có 42 nhà máy điện đang vận hành với tổng công suất 6.285 MW. Trong đó có 4 nhà máy điện than tại Trung tâm Điện lực Vĩnh tân (4.284 MW), 7 nhà máy thủy điện (819,5 MW), 4 nhà máy điện gió (100 MW), 26 nhà máy điện mặt trời (1.071 MW) và 1 nhà máy điện diesel (10 MW tại đảo Phú Quý).

Con số này cũng chưa tính đến điện mặt trời áp mái tại địa phương này.

Tin bài liên quan